Xây dựng mơ hình làng nghề gắn với du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 105 - 106)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

3.4.10. Xây dựng mơ hình làng nghề gắn với du lịch

Việc xây dựng và phát triển mơ hình gắn làng nghề với hoạt động du lịch là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã trong thời gian tới. Để các làng nghề thêu ren phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hóa của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hóa và tính nghệ thuật cao. Giá trị các sản phẩm thêu ren khơng chỉ tính bằng giá ngun liệu và công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hóa của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm thêu ren của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất sản phẩm thêu ren truyền thống ở làng nghề trên địa bàn xã. Với các làng nghề kết hợp với khu du lịch theo mơ hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Trên thực tế, mơ hình gắn phát triển làng nghề với hoạt động du lịch đã và đang được thực hiện có hiệu quả tại làng nghề thêu ren truyền thống An Hoà và Hoà Ngãi. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, bình quân hàng năm các làng nghề này đã thu hút hàng trăm khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm sản phẩm thêu ren của làng nghề. Tuy nhiên mơ hình du lịch làng nghề ở 2 làng nghề thêu ren trên địa bàn xã nêu trên chủ yếu mới diễn ra một cách tự phát mà chưa có nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách bài bản và đồng bộ, việc phát triển mơ hình này vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được sự quan tâm đúng mức của các ban ngành, chính quyền các cấp. Để đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới thì bản thân các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã cần có những đầu tư vào việc nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, đề cao tính nghệ thuật của sản phẩm, đồng thời cần phải khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống nhằm xây dựng mơi trường văn hóa ở các làng nghề. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã cần quan tâm đầu tư cải thiện hệ thống đường giao thông, xây dựng, trùng tu, tơn tạo cơ sở văn hóa du lịch ở làng nghề; khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề, doanh nghiệp

hợp tác với các nghệ nhân để dạy nghề cho lao động trẻ, khôi phục kỹ thuật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa của làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 105 - 106)

w