Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doan hở các làng nghề thêu ren xã

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 70 - 77)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

2.2.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doan hở các làng nghề thêu ren xã

Thanh Hà cịn gặp nhiều khó khăn. Hàng trăm ngàn mẫu thêu do người dân làng nghề thiết kế và sản xuất nhưng lại được gắn thương hiệu nước ngoài trước khi tung ra thị trường, làm giảm giá trị sản phẩm, gây thiệt hại khơng nhỏ. Vì vậy, họ mong muốn các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng nhằm giảm chi phí khâu trung gian (thường phải qua 2-3 “cầu”). Hiện tại, có rất nhiều sản phẩm thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà khi xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bày bán cho khách hàng trong nước và ngoài nước đến mua sắm đều phải mang thương hiệu nước ngoài như Sferra (Italia), Lingerie (Pháp),... điều này đã làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân làng nghề. Vì vậy trong những năm tới những người thợ làm nghề ở xã Thanh Hà mong muốn các cơ quan chức năng như: Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch - Đầu tư giúp đỡ trong việc tích cực tìm kiếm thị trường thêu ở nước ngồi và có biện pháp hạn chế sự ép giá của các đơn vị trung gian xuất khẩu mặt hàng này.

2.2.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà xã Thanh Hà

* Kết quả sản xuất

Trong thời gian qua, các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà được khôi phục và phát triển tương đối ổn định. Các làng nghề đã đi vào sản xuất ổn định từ năm 1998 đến nay, điều đó cho thấy các làng nghề thêu ren ở xã đã có những sản phẩm thêu ren đáp ứng được nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, tiềm năng đã và đang được khơi dậy và phát huy.

Tình hình cơ bản của các làng nghề thêu ren ở Thanh Hà được thể hiện qua bảng 2.17. Tổng số nhân khẩu trong 7 làng nghề thêu ren là 11.415 người. Bình qn đất nơng nghiệp thấp, tính chung của tồn xã là 450 m2/người, do vậy sức ép

về kinh tế, nghề thêu ren có điều kiện phát triển. Trong tổng số 3.129 hộ ở 7 làng nghề thì có 2.241 hộ làm nghề thêu ren, chiếm 71,6%, có làng nghề chiếm tỷ lệ hộ làm nghề thêu ren rất cao như làng nghề An Hoà (94,6%), Hoà Ngãi (81,2%), Thạch Tổ (81%), thấp nhất là làng nghề Dương Xá cũng chiếm trên 50% tổng số hộ. Bình qn cứ 2 người dân trong thơn có 1 người làm nghề. Như vậy số lao động làm nghề rất cao.

Giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của 7 làng nghề năm 2007 là 79.170 triệu đồng, chiếm 73,4% tổng giá trị sản xuất. Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn từ năm 2000 đến 2007 đạt bình quân 12,6%/năm.

Theo quy định về tiêu chuẩn làng nghề TTCN tỉnh Hà Nam (tại Quyết định số 208/QĐ-UB ngày 09/02/2004 của UBND tỉnh): Làng được công nhận là làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chí: số lao động làm các nghề TTCN của làng đạt trên 50% lao động của làng và tối thiểu 50 hộ trở lên; giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng; ngồi ra cịn phải đảm bảo có nghề sản xuất lâu đời tối thiểu là 50 năm và có ít nhất 30% số lao động của làng làm nghề truyền thống có thu nhập ổn định và đạt giá trị sản xuất trên 50% so với tổng giá trị sản xuất của làng. Như vậy theo quy định nói trên thì các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đều đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống.

Bảng 2.17: Tình hình cơ bản của các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà năm 2007

TT Tên làng nghề Tổng số hộ

Tr.đó: Hộ làm

nghề thêu ren Tổng số nhân khẩu (người)

Tổng số lao động

Tr.đó: LĐ làm

nghề thêu ren Đất nông nghiệp BQ/người (m2) Giá trị sản xuất (tr.đồng) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu

(%) Chung nghề thêu Riêng

ren 1 An Hoà 535 506 94,6 2.110 1.510 1.460 96,7 432 49.720 37.860 2 Hoà Ngãi 653 530 81,2 2.350 1.610 1.296 80,5 432 15.810 11.570 3 Thạch Tổ 415 336 81,0 1.547 835 570 68,3 504 10.180 7.180 4 Mậu Chử 486 245 50,4 1.683 867 548 63,2 504 13.030 9.170 5 Dương Xá 495 248 50,1 1.563 876 565 64,5 504 7.150 5.030 6 Ứng Liêm 355 280 78,9 1.416 800 540 67,5 468 8.460 5.940 7 Quang Trung 190 96 50,5 746 335 170 50,7 432 3.450 2.420 Tổng 3.129 2.241 71,6 11.415 6.833 5.149 73,2 468 107.800 79.170

Có thể nói rằng hoạt động của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren rất phong phú và đa dạng nên khó có thể đánh giá một cách tồn diện, sâu sắc, do vậy trên cơ sở điều tra trực tiếp tác giả đã tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ trong các làng nghề. Giá trị sản xuất của hộ được chia thành 3 loại: từ sản xuất nông nghiệp, từ sản xuất nghề thêu ren và từ nghề khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ được thể hiện qua bảng sau.

Qua số liệu bảng phân tích ta thấy giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của hộ trong các làng nghề chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Có thể thấy phần lớn giá trị sản xuất của các hộ là thu từ hoạt động nghề thêu ren. Năm 2006, giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của hộ trung bình chiếm khoảng 87,2% trong tổng giá trị sản xuất thì đến năm 2007 giá trị sản xuất nghề thêu ren chiếm 89,5% trong tổng giá trị sản xuất của hộ. Về mặt giá trị, tổng giá trị sản xuất bình quân của các hộ trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đạt cao so với mức bình quân chung của huyện, năm 2007 giá trị sản xuất bình quân 1 hộ trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà đạt 51,2 triệu đồng/hộ (mức bình quân chung của huyện là 23,1 triệu đồng/hộ), trong đó riêng nghề thêu ren đạt 45,6 triệu đồng/hộ.

Trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã, các hộ chuyên sản xuất đạt giá trị sản xuất từ nghề thêu ren cao hơn so với các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp, năm 2007 giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của các hộ chuyên sản xuất bình quân chiếm 91,2% tổng giá trị sản xuất, của các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khác chiếm 76,6% tổng giá trị sản xuất của hộ.

Bảng 2.18: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ điều tra năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

SX chuyên Kiêm SXNN SX chuyên Kiêm SXNN SX chuyên Kiêm SXNN SL (tr.đ) (%)CC (tr.đ)SL (%)CC (tr.đ)SL (%)CC (tr.đ)SL CC(%) (tr.đ)SL (%)CC (tr.đ)SL (%)CC Chỉ tiêu kết quả 1. Tổng giá trị SX (GO) 43,7 100 35,9 100 47,5 100 40,9 100 52,1 100 47,1 100 - Nông nghiệp 4,1 9,4 6,4 17,8 4,3 9,1 7,0 17,1 4,6 8,8 7,4 15,7 - Nghề thêu ren 39,6 90,6 27,1 75,5 43,2 90,9 31,2 76,3 47,5 91,2 36,1 76,6 - Khác 0 0 2,4 6,7 0 0 2,7 6,6 0 0 3,6 7,6 2. Tổng chi phí 23,5 100 18,7 100 25,5 100 21,4 100 27,9 100 25,2 100 - Nông nghiệp 2,2 9,4 2,5 13,3 2,4 9,4 2,9 13,6 2,7 9,7 3,3 13,1 - Nghề thêu ren 21,3 90,6 14,9 79,7 23,1 90,6 17,1 79,9 25,2 90,3 19,8 78,6 - Khác 0 0 1,3 7,0 0 0 1,4 6,5 0 0 2,1 8,3 3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 20,2 100 17,2 100 22,0 100 19,5 100 24,2 100 21,9 100 - Nông nghiệp 1,9 9,4 3,9 22,7 1,9 8,6 4,1 21,0 1,9 7,9 4,1 18,7 - Nghề thêu ren 18,3 90,6 12,2 70,9 20,1 91,4 14,1 72,3 22,3 92,1 16,3 74,4 - Khác 0 0 1,1 6,4 0 0 1,3 6,7 0 0 1,5 6,8

Chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất, phản ánh quy trình sản xuất tốt hay xấu, hiện đại hay thủ công, hiệu quả hay chưa hiệu quả, mức độ tiêu tốn nguồn ngun liệu nhiều hay ít, trình độ tay nghề của người lao động cao hay thấp. Qua bảng số liệu ta thấy: Nếu như tỷ trọng chi phí trong giá trị sản xuất nghề thêu ren bình quân 1 hộ trong các làng nghề năm 2005 chiếm 53,8% đối với hộ chuyên sản xuất và 55% đối với hộ kiêm thì đến năm 2006 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 53,5% đối với hộ chuyên và 54,8% đối với hộ kiêm, năm 2007 tỷ trọng này đã tiếp tục giảm xuống còn 53,1% đối với các hộ chuyên và duy trì tỷ trọng 54,8% đối với hộ kiêm. Tỷ trọng chi phí trong giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của các hộ làng nghề giảm dần qua các năm trong khi giá trị sản xuất từ hoạt động nghề thêu ren ngày càng tăng, nhất là đối với hộ chuyên nghề thêu ren cho thấy rằng quy mô sản xuất của các hộ được mở rộng hơn đã làm giảm chi phí, nhất là chi phí cố định, đồng thời hiệu quả sản xuất kinh doanh nghề thêu của các hộ đã được nâng lên.

Thu nhập hỗn hợp bình quân các hộ trong các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà được phản ánh qua bảng trên, qua đó ta thấy thu nhập của các hộ trong làng nghề chủ yếu từ nghề thêu ren, chiếm 92,1% tổng thu nhập của các hộ kiêm và 74,4% tổng thu nhập của hộ chuyên. Thu nhập từ nghề thêu ren của các hộ cũng tăng dần qua các năm, nếu như năm 2006 thu nhập từ nghề thêu ren bình quân 1 hộ trong làng nghề là 18,3 triệu đồng đối với hộ chuyên và 12,2 triệu đồng đối với hộ kiêm thì đến năm 2007 đã tăng lên đến 22,3 triệu đồng đối với hộ chuyên và 16,3 triệu đồng đối với hộ kiêm. Điều này là do việc tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm thêu ren ở các làng nghề và hiệu quả của sản xuất kinh doanh nghề thêu ren cao hơn trước.

* Hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Bảng 2.19: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chuyên SX Kiêm SX Chuyên SX Kiêm SX Chuyên SX Kiêm SX

Thu nhập/doanh thu 0,462 0,450 0,465 0,452 0,469 0,452

Thu nhập/chi phí 0,859 0,819 0,870 0,825 0,885 0,823

Doanh thu/chi phí 1,859 1,819 1,870 1,825 1,885 1,823

Thu nhập/lao động/tháng 663.736 442.491 729.021 411.403 808.815 591.197 Thu nhập/khẩu/tháng 418.037 302.148 497.801 349.203 552.286 403.689

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng nghề thêu ren tăng lên qua các năm. Năm 2005 bình quân 1 đồng doanh thu cho 0,462 đồng thu nhập (đối với hộ chuyên), năm 2007 tăng lên 0,469 đồng thu nhập. Chi phí bỏ ra để mang lại một đồng doanh thu giảm dần qua các năm, năm 2005 nếu các hộ phải bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu được 0,859 đồng thu nhập thì đến năm 2007 là 0,885 đồng thu nhập. Nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thêu ren tăng lên nên đã làm cho thu nhập bình quân của người lao động làm nghề tăng lên, năm 2005 thu nhập bình quân người lao động là 663.736 đồng/tháng nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 808.815 đồng/tháng. Đây là mức thu nhập cao so với mức bình quân chung của người lao động trên địa bàn huyện Thanh Liêm (năm 2007 khoảng 650.000 - 700.000 đồng/tháng).

Qua đây chúng ta có nhận xét một cách khách quan rằng: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà trong những năm qua đã mang lại thu nhập đáng kể cho các hộ, đặc biệt là những hộ chuyên nghề thêu ren.

* Hiệu quả về xã hội:

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân xã Thanh Hà.

Các hộ tham gia sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề có thu nhập cao gấp 5 - 7 lần so với các hộ thuần nông, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh

nghề thêu ren góp phần hết sức quan trọng vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở xã Thanh Hà, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương trong suốt thời gian qua.

Hoạt động sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thơn Thanh Hà theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Việc phát triển sản xuất nghề thêu ren ở xã Thanh Hà cịn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc truyền thống của địa phương.

* Tình hình đóng góp vào ngân sách của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà

Theo số liệu của Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm, năm 2007 tổng giá trị đóng góp của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà cho ngân sách là 1.862 triệu đồng. Các hộ sản xuất trong làng nghề đóng góp cho ngân sách khơng đáng kể, chỉ có các cơng ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất làm hàng xuất khẩu trong các làng nghề đóng góp cho ngân sách là chủ yếu.

Sở dĩ có hiện tượng trên là do chính sách khuyến khích phát triển TTCN và làng nghề của Nhà nước và của địa phương; các hộ sản xuất trong các làng nghề trên thực tế vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế và doanh thu của các cơ sở sản xuất hộ gia đình chưa cao.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w