Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

3.4.1. Giải pháp về thị trường

Thị trường ngày càng có ý nghĩa là vai trị động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển sản xuất hàng hố tại các làng nghề. Tình hình thị trường của sản phẩm thêu ren ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà hiện nay đã có những bước phát triển hơn hẳn so với những thời kỳ trước, song thực tế nó vẫn mang tính tự phát và thiếu ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.

Thị trường đầu vào: cung cấp nguyên, vật liệu:

Nguyên, vật liệu đầu vào của sản xuất sản phẩm thêu ren ở các làng nghề thêu ren chủ yếu là vải và chỉ thêu. Hiện nay, do chất lượng nguyên liệu ở trong

nước đang được cải thiện nhiều nên việc tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước có uy tín để hạn chế nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài là một giải pháp quan trọng nhằm hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thêu ren. Vì thế, bên cạnh việc duy trì các hợp đồng gia cơng của những khách hàng nước ngoài như hiện nay để đảm bảo việc làm cho người thợ thêu, các cơ sở sản xuất của làng nghề cần tích cực, chủ động liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu trong nước đảm bảo chất lượng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... để thay thế dần nguyên liệu nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất sản phẩm thêu ren cần xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với kế hoạch khai thác và cung ứng nguyên, vật liệu trong nước nhằm góp phần tạo sự chủ động cho sản xuất của các cơ sở, đồng thời làm tăng hiệu quả của sản xuất ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.

Thị trường tiêu thụ trong nước:

Để mở rộng và phát triển thị trường trong nước, Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần có biện pháp tác động tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, nâng cao nhu cầu, làm tăng sức mua. Áp dụng các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn hàng nhập lậu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng mà các cơ sở trong nước có thể sản xuất được như hàng thêu ren. Phát triển mạnh các trung tâm thương mại, hình thành các tụ điểm thương mại, thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn trên địa bàn xã, huyện, tỉnh. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã mở đại lý, các cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm thêu ren của làng nghề tại các tụ điểm thương mại, các chợ nông thôn không chỉ ở trên địa bàn xã Thanh Hà mà ở các địa phương khác nhau. Đồng thời phải tạo ra được mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn với các doanh nghiệp (có thể của Nhà nước), trong đó các doanh nghiệp này sẽ đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm thêu ren cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thêu ren ở các làng nghề trên tinh thần hợp tác, liên kết lâu dài và cùng có lợi. Bên cạnh đó, nên khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề thêu ren ngay từ trong các làng nghề đến xã, huyện, tỉnh. Thông qua các tổ chức này, các cơ sở sản xuất, các cá nhân người thợ được trao đổi và cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, giá cả, thị hiếu tiêu dùng,..., tạo

ra sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thêu ren của các làng nghề.

Thị trường tiêu thụ ngoài nước (thị trường xuất khẩu):

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất phải không ngừng mở rộng thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu hàng thêu ren. Trước hết, từng doanh nghệp trong làng nghề tiếp tục đổi mới các hình thức tiếp thị, tăng cường hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, xác lập chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, huyện, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh đặc trưng của làng nghề thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong tỉnh, trong nước và quốc tế về hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng các trang thông tin điện tử và từng bước mở rộng hình thức thương mại điện tử.

Chú trọng duy trì và mở rộng hơn nữa các thị trường truyền thống, nhất là các thị trường trọng điểm có nhiều khả năng nhập hàng thêu ren của Thanh Hà với khối lượng lớn như thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, đồng thời tìm kiếm thị trường mới như Trung Đơng, Mỹ Latinh…

Trong cơng tác xúc tiến thương mại, trước hết cần có cơ quan chuyên trách, nghiên cứu thị trường và dự báo khối lượng cung cầu, giá cả, mẫu mốt, thị hiếu của khách hàng từng nước đối với từng loại hàng thêu ren của địa phương, trao đổi thông tin và kịp thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trường.

Mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp thương mại (công ty xuất khẩu hàng thêu ren trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài) hoặc chủ động xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng với nước ngoài, theo phương thức xuất khẩu tại chỗ, liên kết với các tổ chức dịch vụ du lịch….

Để phát triển thị trường xuất khẩu yếu tố quyết định nhất là hàng thêu ren phải ln giữ được uy tín, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả, bảo đảm đúng hợp đồng giao hàng,...

Nhà nước mà ở đây là chính quyền, các ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng theo pháp luật. Xây dựng các quan hệ hài hồ, cơng bằng giữa các chủ thể trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp, nhất là cộng đồng những người lao động, các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với môi trường xuất khẩu.

Tổ chức liên kết trong sản xuất kinh doanh hàng thêu ren của các làng nghề để nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo chất lượng hàng hoá và thời gian giao hàng theo hợp đồng đã cam kết. Đây là cách tốt nhất để vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ mua bán quốc tế, vừa duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thêu ren của các làng nghề một cách ổn định và bền vững.

Thị trường du lịch:

Bên cạnh thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, thị trường du lịch có một vai trị quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề thêu ren tại xã Thanh Hà với những đặc trưng riêng của mình thì việc đẩy mạnh thị trường du lịch càng có ý nghĩa đặc biệt tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các làng nghề trên địa bàn xã. Trong những năm đổi mới, thị trường du lịch ngày càng có điều kiện phát triển và đó là một thị trường đầy tiềm năng. Qua những quan sát thực tế cho thấy khách nước ngoài đến tham quan du lịch ở nước ta, ngoài việc đi đến các điểm du lịch, bao giờ họ cũng đến nơi bày bán và giới thiệu các sản phẩm truyền thống. Vì vậy, để đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu của thị trường du lịch, trước hết các cơ sở sản xuất hàng thêu ren tại các làng nghề xã Thanh Hà cần phải tìm hiểu kỹ và nắm bắt thị hiếu thẩm mỹ của từng đối tượng khách hàng đối với các sản phẩm thêu ren, có các gian hàng giới thiệu các mặt hàng thêu ren của các làng nghề truyền thống trên địa bàn xã, đặc biệt do đặc điểm của khách du lịch là di chuyển nhiều nơi nên các mặt hàng phục vụ cần phải gọn nhẹ, đẹp mắt, có bao bì bảo vệ để khách hàng thuận tiện vận chuyển. Về lâu dài sẽ hình thành, phát triển các dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng và mua sắm hàng thêu ren của các làng nghề tại xã.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 89 - 92)