Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

3.4.4. Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động

Tay nghề của người thợ thêu ren gần như quyết định hoàn toàn chất lượng của sản phẩm. Người thợ thêu phải luôn tinh ý, sáng tạo để sử dụng các kỹ thuật thêu phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, cần đào tạo cho người thợ thêu không chỉ thành thạo các kỹ thuật thêu cơ bản mà còn biết cách vận dụng linh hoạt các kỹ thuật đó. Đồng thời phải đào tạo kiến thức thẩm mỹ cho họ để họ tự tin, tự biết cách xử lý phù hợp với mỗi hoạ tiết.

Đội ngũ lao động trong các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông thôn. Nhiều người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, mà chủ yếu là truyền thơng trực tiếp. Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ theo các hướng sau:

- Nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động trong làng nghề thêu ren. Bởi vì, trong thời gian qua ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã do tiếp xúc với nghề sớm, ngoài giờ học các em học sinh đã tham gia phụ việc và kiếm được tiền. Do cái lợi trước mắt nên các gia đình sẵn sàng cho con em mình bỏ học từ sớm để làm nghề. Mặc dù số lao động trẻ có thể rất giỏi về kỹ thuật tay nghề nhưng lại kém cỏi về trí thức sẽ là trở ngại lớn cho quá trình CNH, HĐH nơng thơn.

- Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho việc phát triển nghề , các kỹ năng có tác dụng thiết thực cho nghề thêu ren. Ngoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề trong tỉnh cần có cơ sở đào tạo dành riêng cho làng nghề thêu ren thông qua các lớp tập huấn ngay tại địa phương. Thơng qua các cơ sở này, Nhà nước có sự hỗ trợ về đội ngũ cán bộ giảng dạy và nội dung chương trình. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các làng nghề thêu ren trên địa bàn, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản. Đến năm 2010, đào tạo thêm 1.000 lao động làm nghề thêu ren, đến năm 2015 đào tạo thêm 2.000 lao động làm nghề thêu ren với số kinh phí 300.000 triệu đồng.

- Đi đơi với vấn đề đào tạo là việc sử dụng phải gắn việc đào tạo với giải quyết việc làm. Do đặc điểm các sản phẩm thêu ren là những sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu nên Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề, truyền nghề. Miễn phí cho những người học nghề ở các trường mà trực tiếp làm việc cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.

- Kết hợp chặt chẽ với các địa phương thường xuyên mời các chuyên gia giỏi về địa phương mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren của xã. Việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các chủ doanh nghiệp khơng thể thực hiện theo kiểu máy móc giản đơn mà phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm thêu ren của làng nghề.

- Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đối với sự phát triển của các làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn xã. Các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã cần tiến hành những việc cần thiết như: có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân, thợ giỏi, những người có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề giới thiệu những bí quyết nghề cho thế hệ sau.

Thực tế sự phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà những năm qua cho thấy rằng việc đào tạo và truyền nghề cho người kế nhiệm có vai trị quan

trọng để duy trì và phát triển nghề truyền thống bởi sản phẩm làng nghề khơng những có giá trị kinh tế mà cịn mang đậm nét văn hố q hương, giữ gìn và phát triển nghề có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Vì vậy tuyên truyền, nâng cao ý thức và truyền nghề cho lớp người kế cận còn là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các nghệ nhân làng nghề. Có như vậy làng nghề sẽ hội nhập và phát triển, sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

- Trên địa bàn xã nên thành lập "Câu lạc bộ nghề thêu ren truyền thống" nhằm thu hút các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm sản xuất hàng thêu ren lâu năm tham gia. Từ đây, các nghệ nhân có điều kiện tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm với nhau, đồng thời cũng là nơi nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ nối tiếp.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 95 - 97)

w