Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề TTCN

1.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề, lãnh đạo các cấp của Bắc Ninh đã tập trung coi trọng phát triển mạnh nghề và làng nghề. Nếu năm 2000 Bắc Ninh có 58 làng nghề thì đến nay số lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh.

Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề, đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường làng nghề, nâng cao chất lượng hàng hoá của làng nghề, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…, trong đó nổi bật là các vấn đề sau:

Thứ nhất là xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Bắc Ninh coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm cơng nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nơng nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc

làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những cơng đoạn lắp ráp hồn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.

Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề được hình thành và hoạt động có hiệu quả, Bắc Ninh đã thành lập ra ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu cơng nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đây là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và Uỷ ban nhân dân các xã có khu cơng nghiệp làng nghề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Thứ hai là vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với 7 chi nhánh cấp huyện, thị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều chi nhánh liên xã hầu hết nằm ở khu vực kinh tế phát triển (bán kính bình qn 7 km có một chi nhánh). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề được Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao được năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, như làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội...

Có thể nói, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và các điều kiện về nguồn lực… là những nhân tố cơ bản tác động tích cực tới q trình hình thành, phát triển các làng nghề. Bắc Ninh là tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển

làng nghề. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh là điều cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ THÊU REN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH HÀ - HUYỆN THANH LIÊM - TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w