Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề TTCN

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương…, nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bị mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, tỉnh đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khơi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong q trình CNH, HĐH nơng thôn.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích mỗi làng đều có nghề để giải quyết kinh tế hộ gia đình, tiến tới mỗi làng có một cơng ty sản xuất, kinh doanh mặt hàng làng nghề truyền thống, Hải Dương đã có nhiều chính sách nhằm khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới. Tỉnh có 42 làng nghề (năm 2006), trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 12 làng nghề mới với trên 60 nghề khác nhau như sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nơng cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm… Để đảm bảo được “đầu ra” cho sản phẩm làng nghề, tỉnh đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao cho được chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề. Mỗi thị trường có "cầu" về sản phẩm riêng, nên phải biết áp dụng công nghệ vào sản xuất đi đơi với sáng tạo nghệ thuật. Với cách nhìn như vậy, để phù hợp với tiến trình CNH, HĐH, các làng nghề ở Hải Dương đang dần từng bước trang bị máy móc thiết bị hiện đại với những quy trình cơng nghệ mới làm cho cơ cấu sản phẩm thủ công truyền thống của Hải Dương đã và đang chiếm lĩnh không chỉ thị trường trong nước mà cịn xuất khẩu. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ của một số làng nghề ở Hải Dương là do những người làm nghề ở đây đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là ln ln quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, họ đã làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Đây có thể là một lối thốt cho các làng nghề bởi lẽ thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống hiện nay đang là một vấn đề bức xúc không chỉ riêng của Hải Dương mà là của nhiều tỉnh, thành phố có làng nghề trong cả nước. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Cơng nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí để chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá.

Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan

phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nơng dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hoá đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi. Điều đó sẽ giúp cho các làng nghề nâng cao được năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay, Hải Dương đang xúc tiến xây dựng các trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hoà nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị,…nhằm hoàn thiện hơn kết cấu hạ tầng cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, giảm dần bất bình đẳng và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 27 - 29)