Tình hình phát triển của một số làng nghề thêu ren tiêu biểu

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 79 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

2.2.9. Tình hình phát triển của một số làng nghề thêu ren tiêu biểu

* Làng nghề thêu ren truyền thống An Hoà:

Nghề thêu ren truyền thống An Hồ có cách đây hơn một thế kỷ, do cụ Nguyễn Đình Thản là người trong thơn đi học hỏi và đưa nghề từ tỉnh Hà Tây về dạy cho con cháu trong làng. Cứ thế số lao động làm nghề trong làng ngày một tăng dần. Đến năm 1945 - 1950 số thợ trong làng đã tăng lên 50 đến 60 thợ. Một số thợ thêu đi ra Hà Nội, Hải Phịng và một số thành phố phía Bắc làm th cho nhà giàu, thêu tranh, gối, đệm, áo và số sản phẩm này đã bán được cho khách Nhật, Pháp và các gia đình giàu có sử dụng.

Lao động làm nghề thêu ren cũng ngày một tăng nhanh: năm 2002 có 495 hộ, chiếm 96% tổng số hộ trong làng và có 1.480 lao động làm nghề thêu ren, chiếm 95% số lao động trong làng. Đến năm 2007 đã có 574 hộ, chiếm 96,5% tổng số hộ trong làng và 1.850 lao động làm nghề thêu ren, chiếm 96% tổng số lao động tồn thơn. Thu nhập bình qn cũng tăng lên khá nhanh trong 5 năm qua, từ 400 nghìn đồng/người/tháng tăng lên 850 nghìn đồng/người/tháng năm 2007. Có nhiều lao động có thu nhập cao từ nghề thêu ren từ 1,5 triệu đồng/tháng đến 2 triệu đồng/tháng.

Làng nghề còn cử nhiều thợ có tay nghề cao làm cơng tác truyền nghề tới nhiều nơi trong và ngoài tỉnh như ở các huyện Kim Bảng, Bình Lục, Duy Tiên, Lý Nhân, TP Phủ Lý, Ý Yên, Vụ Bản (tỉnh Nam Định),... đã đào tạo được nhiều lao động giúp cho nơng dân ở những nơi này xố đói giảm nghèo.

Với những kết quả đạt được trong phát triển làng nghề, xố đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làng An Hoà đã được UBND tỉnh Hà Nam cơng nhận là Làng văn hố, danh hiệu Làng nghề thêu ren truyền thống An Hồ vì những thành tích đạt được của làng nghề và đã có 2 nghệ nhân, 3 thợ giỏi được cơng nhận do có nhiều cơng lao đóng góp cho làng nghề.

Bảng 2.20: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề thêu ren An Hoà, xã Thanh Hà

STT Nội dung ĐVT Năm 2003 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tổng vốn đầu tư SXKD triệu đồng 9.400 11.600 13.800 17.100

2 Giá trị sản xuất triệu đồng 23.400 29.510 33.150 37.860

3 Số lượng sản phẩm chủ yếu:

- Khăn trải bàn các loại SP 540.000 850.000 1.210.000 1.730.000

- Ga gối đệm các loại SP 510.000 700.000 790.000 910.000

- Khay túi các loại SP 930.000 1.200.000 1.300.000 1.450.000

4 Số hộ sản xuất kinh doanh hộ 475 490 495 506

5 Số lao động người 1.230 1.380 1.410 1.460

6 Thu nhập bình quân đồng/người/tháng 400.000 550.000 700.000 850.000

* Làng nghề thêu ren truyền thống Hòa Ngãi:

Nghề thêu ren ở Hồ Ngãi đã có cách đây hơn 100 năm, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Ban đầu có một số người học được nghề rồi truyền cho con cháu trong gia đình, họ mạc, sau đó phát triển lan rộng ra cả làng.

Số số hộ và số lao động tham gia nghề thêu ren trong làng không ngừng tăng lên: năm 2002 có 456 hộ và 950 lao động làm nghề thì đến năm 2007 đã có 525 hộ và 1.635 lao động làm nghề, chiếm 88% tổng số hộ và 89% tổng số lao động của làng.

Thu nhập từ nghề thêu ren trở thành nguồn thu nhập chính trong mỗi gia đình, chiếm từ 75% đến 80% thu nhập của làng. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người đạt 800.000 đồng/người/tháng. Nhiều người có thu nhập cao từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng. Vì vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt trong thời gian qua. Cơ sở hạ tầng làng nghề được cải thiện: đường giao thông nơng thơn được bê tơng hố, các cơng trình khác được hồn thiện, tất cả đều do dân đóng góp, bộ mặt nơng thơn Hồ Ngãi ngày càng đổi mới.

Do nghề thêu ren phát triển và cho thu nhập khá ổn định nên làng đã mạnh dạn đầu tư tiền của vào sản xuất kinh doanh, năm 2007 đã đầu tư trên 10 tỷ đồng cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp trong làng nghề đã đầu tư mở rộng sản xuất: chỉ tính 2 năm gần đây (2006 - 2007) đã có 8 doanh nghiệp, cơng ty, 12 tổ hợp và hơn 30 cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập và mở rộng sản xuất tới hơn 1.000 m2 nhà xưởng, thành lập thêm 5 xưởng giặt là...

Công tác truyền nghề được chú trọng, không những truyền nghề cho người dân trong làng mà nghề thêu ren còn được những nghệ nhân, thợ giỏi trong làng truyền ra khắp các địa phương trong tỉnh, do vậy có tác động rất lớn trong giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn lao động trong huyện, tỉnh.

Năm 2003, thơn Hồ Ngãi đã vinh dự được UBND tỉnh cấp bằng công nhận danh hiệu Làng văn hố, Làng nghề thêu ren truyền thống và cơng nhận 1 nghệ nhân, 2 thợ giỏi vì có cơng lao đóng góp cho làng nghề.

Bảng 2.21: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề thêu ren Hoà Ngãi, xã Thanh Hà

STT Nội dung ĐVT Năm 2003 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tổng vốn đầu tư SXKD triệu đồng 3.200 5.000 5.700 6.400

2 Giá trị sản xuất triệu đồng 7.200 9.050 10.210 11.570

3 Số lượng sản phẩm chủ yếu:

- Khăn trải bàn SP 12.500 15.000 18.000 22.000

- Ga trải giường SP 9.600 12.000 16.000 20.000

- Khay các loại SP 90.000 115.000 130.000 145.000

4 Số hộ sản xuất kinh doanh hộ 400 456 495 532

5 Số lao động người 950 1.146 1.210 1.296

6 Thu nhập bình quân đồng/người/t 500.000 650.000 750.000 800.000

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 79 - 83)