5. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
2.2.1. Quy mô và cơ cấu sản xuất của các làng nghề thêu ren
Nghề thêu ren truyền thống ở các làng nghề xã Thanh Hà xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ (1893). Theo các tư liệu hiện có của xã, vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cụ Nguyễn Đình Thản, người thơn An Hồ là người đã đi học hỏi và đưa nghề thêu từ Thường Tín - Hà Tây về truyền dạy cho con cháu và nhân dân trong làng, từ đó nghề thêu ren ngày càng phát triển. Nhân dân trong làng đã suy tôn cụ là Cụ Tổ nghề thêu làng An Hoà. Đến nay, nghề thêu ren lan rộng ra 7 thơn trong tồn xã và nhiều làng xã khác trong huyện.
Sản phẩm của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà khá đa dạng và phong phú với nhiều loại sản phẩm như: ga trải gường, khăn trải bàn, khay, túi, gối, rèm cửa, tranh thêu,... Trong đó, những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các loại sản phẩm thêu ren là ga trải giường (40%), khăn trải bàn (30%), rèm cửa (20%).
Quy mô sản lượng sản phẩm thêu ren ở các làng nghề một số năm qua có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định, tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng năm đạt 19,4%. Năm 2001, 7 làng nghề thêu ren của xã mới sản xuất được 97.600 bộ hàng thêu và 13.500 m2 hàng ren thì đến năm 2007 các làng nghề đã sản xuất ra 282.500 bộ hàng thêu và 39.300 m2 hàng ren (xem bảng 2.3). Sự gia tăng liên tục về mặt sản lượng sản phẩm thêu ren những năm gần đây là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng lên của thị trường đối với các sản phẩm thêu ren.
Bảng 2.3: Sản lượng sản phẩm thêu ren ở 7 làng nghề thêu ren xã Thanh Hà qua các năm
TT Loại sản phẩm ĐVT Sản lượng sản phẩm qua các năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 Hàng thêu bộ 97.600 116.400 138.900 165.700 197.800 236.300 282.500
2 Hàng ren m2 13.500 16.100 19.200 22.900 27.400 32.800 39.300
Cơ cấu sản phẩm thêu ren theo từng làng nghề được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng sản phẩm thêu ren theo làng nghề năm 2007
TT Tên làng nghề Hàng thêu Hàng ren
SL (bộ) CC (%) SL (m2) CC(%) Toàn xã 282.500 100 19.600 100 1 An Hoà 120.100 42,5 7.900 40,3 2 Hoà Ngãi 58.500 20,7 4.800 24,5 3 Thạch Tổ 24.600 8,7 1.500 7,7 4 Dương Xá 31.300 11,1 2.300 11,7 5 Ứng Liêm 19.200 6,8 1.100 5,6 6 Mậu Chử 21.700 7,7 1.400 7,1 7 Quang Trung 7.100 2,5 600 3,1
Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy quy mô sản lượng sản phẩm thêu ren ở 2 làng nghề An Hoà và Hoà Ngãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007, riêng 2 làng nghề này chiếm 63,2% tổng sản lượng hàng thêu và 64,8% tổng sản lượng hàng ren của xã, trong đó lượng sản phẩm thêu ren của làng nghề An Hoà chiếm trên 40%, tiếp đến là làng nghề Hoà Ngãi chiếm trên 20% tổng sản lượng toàn xã. Sở dĩ hai làng nghề nói trên có sản lượng hàng thêu ren chiếm chủ yếu trong tổng sản lượng do đây là hai làng nghề có truyền thống sản xuất nghề thêu ren từ khá sớm. Làng nghề An Hồ chính là cái nôi của nghề thêu ren của xã Thanh Hà và tỉnh Hà Nam, từ đây nghề thêu ren đã được truyền dạy và mở rộng đến các thôn, làng khác trong xã và nhiều địa phương khác của tỉnh. Hai làng nghề này có số hộ và số nhân khẩu cao nhất xã (năm 2007 làng nghề An Hồ có 535 hộ và 2.110 nhân khẩu, làng nghề Hồ Ngãi có 653 hộ và 2.350 nhân khẩu).
Về mặt giá trị: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà qua các năm được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
TT Tên làng nghề Giá trị sản xuất qua các năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 An Hoà 18.700 20.900 23.400 26.270 29.510 33.150 37.860 2 Hoà Ngãi 5.900 6.500 7.200 8.060 9.050 10.210 11.570 3 Thạch Tổ 3.400 3.810 4.300 4.870 5.520 6.260 7.180 4 Dương Xá 4.700 5.200 5.800 6.460 7.250 8.140 9.170 5 Ứng Liêm 2.300 2.600 2.950 3.360 3.840 4.390 5.030 6 Mậu Chử 2.800 3.100 3.480 3.940 4.510 5.170 5.940 7 Quang Trung 1.100 1.240 1.410 1.610 1.840 2.110 2.420 Tổng cộng toàn xã 38.900 43.350 48.540 54.570 61.520 69.430 79.170
Giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của các làng nghề những năm gần đây liên tục tăng lên. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren ở 7 làng nghề giai đoạn từ năm 2001 đến 2007 đạt bình quân 12,6%/năm.
Giá trị sản xuất của 7 làng nghề thêu ren trên địa bàn xã năm 2007 đạt 79.170 triệu đồng, chiếm 73,4% tổng giá trị sản xuất của toàn xã, đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiều địa phương trong huyện, tỉnh. Quy mô giá trị sản xuất ở từng làng nghề cũng có sự khác biệt. Năm 2007, riêng 2 làng nghề thêu ren An Hoà và Hoà Ngãi chiếm tới 62,4% tổng giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của xã, trong đó làng nghề thêu ren An Hoà chiếm tỷ trọng lớn nhất (47,8%), thấp nhất là làng nghề thêu ren Quang Trung chỉ chiếm 3,1% trong tổng giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren. Giá trị sản xuất tính bình qn cho một hộ sản xuất ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà là 35,3 triệu đồng, cao nhất là ở làng nghề An Hoà đạt 74,8 triệu đồng, thấp nhất là ở làng nghề Ứng Liêm đạt 21,2 triệu đồng. Giá trị sản xuất bình quân cho một lao động/năm làm nghề thêu ren đạt 15,4 triệu đồng, lao động ở làng nghề An Hoà đạt cao nhất đến 25,9 triệu đồng, giá trị sản xuất bình quân một lao động thấp nhất là ở làng nghề Dương Xá (8,9 triệu đồng/lao động/năm).
Cơ cấu giá trị sản lượng của các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà năm 2007 được phản ánh qua hình 2.1:
Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản lượng sản phẩm thêu ren ở các làng nghề xã Thanh Hà năm 2007