Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các làng nghề thêu ren xã

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 85 - 87)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các làng nghề thêu ren xã

3.1. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà Thanh Hà

3.1.1. Cơ hội

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, sự ủng hộ phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện và sức mạnh to lớn, đồn kết nhất trí đồng lịng của người dân Thanh Hà. Lãnh đạo huyện Thanh Liêm sớm nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong việc thúc đẩy CNH, HĐH nơng thơn huyện Thanh Liêm nói chung và phát triển các làng nghề sản xuất sản phẩm thêu ren xã Thanh Hà nói riêng nên trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây đã dành nhiều tâm huyết cho việc lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ các cơ sở sản xuất của các làng nghề thêu ren mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhà nước và tỉnh, huyện đang có nhiều chính sách hợp lý như khuyến cơng, khuyến nơng, tín dụng, thuế,... có tác động tích cực đến phát triển các doanh nghiệp làng nghề ở Thanh Hà.

Vị trí địa lý của xã nằm cạnh quốc lộ 1A, gần trung tâm Thành phố Phủ Lý là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, là mắt xích tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề thêu ren. Do vị trí thuận lợi nên Thanh Hà rất thuận tiện trong việc giao lưu trạo đổi hàng hoá, sản xuất hàng hố nói chung và hàng thêu ren nói riêng ở đây có điều kiện phát triển, Thanh Hà có điều kiện vươn lên thành xã giàu có trong huyện, tỉnh.

Thanh Hà là xã đất chật người đông, sản xuất nông nghiệp không bảo đảm giải quyết được lao động dư thừa và đang ngày càng tăng lên, nguồn lao động trẻ vào dồi dào cũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển làng nghề.

Người dân xã Thanh Hà có tinh thần cần cù, chịu khó, ham làm giàu và sáng tạo, có truyền thống làm nghề thêu ren từ hàng trăm năm nay, đây là một điều kiện rất thuận lợi để tiếp tục gìn giữ và phát huy hơn nữa nghề thêu ren truyền thống.

Thị trường trong nước đối với các sản phẩm thêu ren của các làng nghề tuy chưa phát triển nhưng rất có tiềm năng, trong những năm tới khi thu nhập của người dân được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư đối với các sản phẩm có giá trị văn hoá truyền thống như thêu ren sẽ là rất lớn.

Trình độ khoa học và cơng nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng mạnh mẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến địa phương, đặc biệt là sự gia nhập WTO của Việt Nam đã tạo điều kiện cho sản phẩm thêu ren của địa phương mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước, đồng thời thu hút được vốn đầu tư, công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất.

3.1.2. Thách thức

Trình độ văn hố, chun mơn của người lao động trong các làng nghề thêu ren Thanh Hà cịn thấp. Số người có trình độ chun mơn kỹ thuật, nghệ nhân, thợ giỏi, đặc biệt là trình độ kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp đại học rất ít nên hạn chế khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, kinh doanh.

Việc phát triển làng nghề thêu ren đòi hỏi vốn lớn, trong giai đoạn hiện nay đổi mới công nghệ là biện pháp hàng đầu thì nhu cầu về vốn càng địi hỏi lớn. Thực tế ở các làng nghề thêu ren Thanh Hà đều đi lên từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp, vì vậy khả năng cung cấp vốn là rất khó trong khi đó nguồn cho vay từ ngân hàng còn thấp.

Mặt bằng cho hoạt động sản xuất sản phẩm thêu ren là rất chật hẹp. Diện tích đất dành cho sản xuất chủ yếu các hộ, các cơ sở sản xuất tận dụng đất ở và đất vườn. Trong khi đó diện tích đất bình qn đầu người trong các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà là rất thấp (khoảng 430 m2/người).

Cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất thô sơ, chủ yếu là công cụ truyền thống, lao động bằng tay là chủ yếu. Đây là một thách thức trong việc tăng năng suất, cải thiện chất lượng, mẫu mã của sản phẩm thêu ren để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tiến trình mở cửa và hội nhập của nước ta, việc thực hiện các cam kết quốc tế và gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới bên cạnh việc đem lại nhiều thuận lợi quan trọng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thêu ren đến từ nhiều nước cả trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở một số làng nghề thêu ren xã Thanh Hà là một nguy cơ đáng báo động hiện nay. Bảo vệ, giữ vững mơi trường sinh thái là một tiêu chí rất quan trọng của phát triển bền vững. Hiện tại, một số làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, nếu trong thời gian tới các làng nghề không xây dựng được khu xử lý nước thải tập trung, khơng có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường trong và ngồi khu vực làng nghề thì rất dễ đi vào "vết xe đổ" của một số địa phương trong cả nước vấp phải.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w