5. Kết cấu của đề tài
3.2. Định hướng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà
Thanh Hà
Các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà vốn có bề dày truyền thống từ hàng trăm năm. Sản phẩm thêu ren ở các làng nghề là mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới. Để thúc đẩy phát triển mạnh các làng nghề thêu ren ở xã cần có những định hướng rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Hướng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã trong thời gian tới cần tập trung vào:
Phát triển các làng nghề thêu ren ở xã phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp của huyện. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết hợp tác giữa các làng nghề với nhau, liên kết giữa các làng nghề với cụm tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển các làng nghề thêu ren trong những năm tới cần phải tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp, TTCN, dịch vụ; góp phần tăng thu nhập cho nhân dân địa phương; tăng kim ngạch xuất khẩu từ tiểu thủ công nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
Phát triển làng nghề cần theo hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từng bước đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn, trong mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời giữa công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông, ngư nghiệp.
Phát triển các làng nghề thêu ren là góp phần thực hiện nhiệm vụ tạo việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động hiện có và lực lượng lao động được bổ sung thường xuyên; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp theo quan điểm “ly nông bất ly hương”.
Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã cần hình thành các khu sản xuất tập trung ở các làng nghề, tạo thuận lợi về kết cấu hạ tầng, mặt bằng... để các cơ sở sản xuất, các hộ làng nghề thêu ren đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh.
Phát triển các làng nghề thêu ren theo hướng đa dạng hố hình thức sở hữu, mơ hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề.
Phát triển làng nghề cần chú ý đến vấn đề mơi trường và phải đặt nó trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững; do đó cần tập trung di dời các cơ sở sản xuất, trước hết là những cơ sở gây ô nhiễm (các xưởng giặt, là, nhuộm) nằm xen kẽ trong khu dân cư đến cụm sản xuất TTCN tập trung để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để lựa chọn các mặt hàng, chủng loại, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm; sản phẩm thêu ren của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các địa phương khác trong cả nước.
Phải gắn với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho các làng nghề thêu ren ở xã tạo việc làm để tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển; vì vậy, việc phát triển các làng nghề cần chủ động chuẩn bị đầy đủ về nội lực để từng bước phát triển theo hướng bền vững.
3.3. Mục tiêu
Mục tiêu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đến năm 2015 là: - Đến năm 2010 xây dựng được thương hiệu sản phẩm làng nghề thêu ren truyền thống xã Thanh Hà, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường của sản phẩm thêu ren của các làng nghề với thương hiệu của mình.
- Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống địa phương:
Các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã từ lâu đã trở thành một bộ phận gắn bó khăng khít với truyền thống văn hố của địa phương. Truyền thống đó khơng chỉ thể hiện trên những sản phẩm thêu ren của làng nghề mà cịn là cách chế tác và sử dụng cơng cụ lao động, sự sáng tạo và thăng hoa của tâm hồn người thợ, các bí quyết hành nghề,... Bản sắc truyền thống văn hoá của địa phương thể hiện trên sản phẩm thơng qua màu sắc, hoa văn, hình dáng, cách dùng,... góp phần nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt của sản phẩm thêu ren của làng nghề so với những sản phẩm của địa phương khác, các sản phẩm cơng nghiệp và đó là lý do cơ bản để khách hàng lựa chọn và quyết định mua. Vì thế phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã trong thời gian tới không chỉ quan tâm đến các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật mà còn phải quan tâm đến các yếu tố văn hoá, nghệ thuật của sản phẩm nữa.
- Đến năm 2010, xây dựng được mơ hình điểm du lịch làng nghề tại 2 làng nghề có bề dày truyền thống về sản xuất sản phẩm thêu ren là An Hoà và Hoà Ngãi. Đến năm 2015 xây dựng được mơ hình du lịch làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn toàn xã.
- Đến năm 2010 xây dựng được khu chứa rác thải, xử lý rác thải cho các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.
- Đến năm 2010 hoàn thành việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung trên địa bàn xã (khoảng trên 15 ha) nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề thêu ren.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã bình quân từ 15 đến 20%/năm.
- Doanh thu về xuất khẩu hàng thêu ren của các làng nghề đạt từ 9 - 10 triệu USD đến năm 2015.
- Đào tạo nghề, truyền nghề thêu ren cho cả lao động mới và lao động có tay nghề cao khoảng 300 lao động/năm.
- Tạo công ăn việc làm hàng năm cho khoảng 800 lao động tại các làng nghề và một số địa phương trong vùng.
- Tăng thu nhập bình quân cho người lao động tại các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã từ 30 - 40%.