Thành lập và phát huy vai trò của các Hiệp hội làng nghề thêu ren trên

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

3.4.8. Thành lập và phát huy vai trò của các Hiệp hội làng nghề thêu ren trên

trên địa bàn xã Thanh Hà

Hiện nay, trong các làng nghề thêu ren ở xã tồn tại chủ yếu là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy mơ hộ gia đình. Các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác... đã và đang xuất hiện. Đặc điểm nổi bật của chúng là quy mô vốn và lao động q nhỏ, ln nằm trong tình trạng thiếu vốn, cơng nghệ, thiết bị lạc hậu, năng lực quản lý kinh doanh yếu kém dẫn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế thấp. Thêm vào đó là sự thiếu thơng tin trên nhiều góc độ mà nổi bật là thiếu thông tin về thị trường, cũng như khả năng hoạt động tiếp thị kém, làm cho năng lực cạnh tranh và thâm nhập thị trường yếu kém. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc bảo tồn và phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.

Để khắc phục được những hạn chế nêu trên thì việc thành lập và phát huy vai trị của các hiệp hội làng nghề thêu ren trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thành lập Hiệp hội làng nghề thêu ren nhằm tập hợp các hộ, cơ sở, tổ hợp sản xuất trong làng cùng sản xuất, cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ nhau cùng phát triển làng nghề, chia sẻ thông tin về thị trường. Vai trò của hiệp hội được tập trung trong bốn lĩnh vực sau:

- Hiệp hội là cầu nối giữa các cơ sở sản xuất làng nghề với các cơ quan Nhà nước; - Hiệp hội là người đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên trên thị trường cả trong nước và quốc tế;

- Hiệp hội là người thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại chung cho các thành viên (như tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu,...);

- Hiệp hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thêu ren của các làng nghề trên địa bàn xã.

Hiện tại, các làng nghề trên địa bàn xã chưa thành lập được Hiệp hội làng nghề. Năm 2006, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm thêu ren trên địa bàn xã đã đứng ra thành lập Hiệp hội làng nghề thêu ren xã Thanh Hà. Tuy nhiên, vai trò của Hiệp hội này chưa được phát huy nên các việc tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề thêu ren vào Hiệp hội còn rất hạn

chế. Để tăng cường sức mạnh và tính đại diện cao cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, Hiệp hội làng nghề cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của mình, tạo lòng tin và thu hút sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các lang nghề, mở rộng tổ chức phát triển Hiệp hội. Hiệp hội cần mở rộng thành viên của mình trong tất cả doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, từ các hộ gia đình đến các doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập các hiệp hội làng nghề trong từng làng nghề trên địa bàn xã. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, hiệp hội là một tổ chức mang tính tự nguyện. Do đó, khơng có cách nào khác là để mở rộng các thành viên của hiệp hội ngoài việc phải làm cho doanh nghiệp thấy được những lợi ích của việc tham gia hiệp hội. Điều này đòi hỏi hiệp hội phải hoạt động thực sự có hiệu quả.

Để phát huy vai trị của mình, các hiệp hội làng nghề cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến cho hội viên nắm được các chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề, bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao đời sống người lao động.

- Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của các hội viên, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sản phẩm thêu ren của các làng nghề trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các công nghệ, thiết bị mới.

- Trợ giúp, tư vấn cho hội viên trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu. Trợ giúp hội viên trong việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tập hợp sức mạnh các làng nghề cùng nhau tiến hành xúc tiến thương mại, tạo lập thương hiệu, logo, cung cấp thông tin về thị trường giá cả, mẫu mã, các quy định mới của Nhà nước, lập trang Web chung trên mạng. Tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, chợ phiên, hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm về phát triển nghề thêu ren, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên.

- Trợ giúp việc tổ chức du lịch làng nghề gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. - Tổ chức và phối hợp với các ngành, các cơ sở đào tạo nghề mở các lớp dạy nghề; đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý; đặc biệt coi trọng việc truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp thợ trẻ... nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề thêu ren.

- Đại diện cho hội viên tập hợp ý kiến, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của hội đề nghị với các cơ quan nhà nước về những biện pháp khuyến khích, giúp đỡ bảo

tồn, phát triển các làng nghề thêu ren, tăng giá trị kinh tế, giá trị văn hóa của sản phẩm thêu ren ở làng nghề, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 102 - 104)

w