Tình hình vốn ở các làng nghề thêu ren

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 54 - 60)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

2.2.4. Tình hình vốn ở các làng nghề thêu ren

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề, nó quyết định đến sản xuất và thu nhập. Thanh Hà có 7 làng nghề thêu ren xuất khẩu truyền thống, sản phẩm làm ra tiêu thụ khắp đất nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia ở hầu khắp các châu lục: Pháp, Nhật, Anh, Mỹ,... Những người dân làng nghề thêu ren Thanh Hà đang làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, nhưng do vốn ít, chưa được tiếp cận với các nguồn vốn vay lớn của ngân hàng, vay ưu đãi nên đa số các gia đình, cơ sở sản xuất, cơng ty làm nghề ở đây vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún.

Thực tế cho thấy, các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà hiện trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Năm 2007, trong tổng số 2.241 hộ sản xuất nghề thêu ren ở 7 làng nghề thì có đến 2.000 hộ đang gặp khó khăn về vốn để để mua nguyên liệu, đầu tư máy móc, trang thiết bị, tăng quy mơ sản xuất.

Theo số liệu khảo sát năm 2007 tại 7 làng nghề thêu ren của xã có tổng số vốn sản xuất là 28.924 triệu đồng, trong đó vốn cố định chiếm 45,7%, cịn vốn lưu động chiếm 54,3%.

Hiện ở Thanh Hà nguồn vốn tự có là chủ yếu. Vốn vay thì chỉ có nguồn vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và dài hạn còn chưa được sự quan tâm của ngân hàng đối với làng nghề. Những lúc cần huy động vốn thì vay của tư nhân. Tính đến hết tháng 6/2008, vốn vay ưu đãi cho làng nghề mới ở mức khiêm tốn: 800 triệu đồng, trong đó nhu cầu vay ngân hàng cần tới 16 tỷ đồng. Đối với nghề thêu ren xuất khẩu vốn rất cần thiết, vì trong điều kiện hiện nay, khách hàng chủ yếu là mua đứt bán đoạn chứ khơng gia cơng.

Để tích cực mở rộng ra thị trường các nước, một số chủ các tổ sản xuất, giám đốc doanh nghiệp đã mua máy FAX, nối mạng để chào hàng. Song hiện trạng thiếu vốn, thiếu những kiến thức về xuất khẩu đang là những khó khăn cản trở sự phát triển của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà. Một số chủ doanh nghiệp ở các làng nghề cho biết để xây dựng được một tổ sản xuất... hay một doanh nghiệp phải huy động 300 đến 500 triệu đồng, mà hiện nay việc cầm cố vay vốn gặp rất nhiều trở ngại. Hiện nay, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nơi đây đều có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất thấp để phát triển làng nghề

Qua điều tra tại các cơ sở sản xuất trong các làng nghề cho thấy, tổng vốn của các hộ sản xuất nghề thêu ren xã Thanh Hà nhìn chung cịn thấp, bình quân một hộ sản xuất 36 triệu đồng.

Qua số liệu điều tra ta thấy các hộ sản xuất trong làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, năm 2007 vốn tự có bình qn một hộ chiếm 72,2% tổng số vốn của hộ. Số vốn còn lại là đi vay, nguồn vay chính của hộ chủ yếu là anh em, người thân, bạn bè và các tổ chức khác, hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Thanh Liêm cho các hộ sản xuất của làng nghề thêu ren cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn đi vay của hộ. Điều này cho thấy các hộ sản xuất trong các làng nghề chủ động sản xuất kinh doanh trong khn khổ vốn tự có của mình là chủ yếu. Như vậy, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường của các hộ trong làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà gặp rất nhiều trở ngại về vốn. Các hộ sản xuất muốn mở rộng quy mơ sản xuất thì phải có vốn nhưng thực tế vốn tự có của hộ hiện tại rất hạn hẹp trong khi đó nguồn vốn đi vay thì chỉ tập trung ở những người thân, bạn bè và thời gian cho vay ngắn là chưa đủ. Đây là vấn đề cần được các cấp chính quyền và ngành ngân hàng xem xét để có biện pháp khắc phục để các hộ sản xuất nghề thêu ren trên địa bàn xã được vay vốn với số lượng và thời gian vay vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn bình quân của 1 hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2007

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) Tổng vốn 24 100 36 100 I Nguồn vốn 1 Vốn đi vay 8 33,3 10 27,8 - Vốn vay khác 2,5 10,4 4,5 12,5 - Vốn vay NHNN 2,5 10,4 2,5 6,9

- Vốn vay ưu đãi 3,0 12,5 3,0 8,3

2 Vốn tự có 16 66,7 26 72,2

1 Vốn cố định 10 41,7 16 44,4

2 Vốn lưu động 14 58,3 20 55,6

Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm

Cũng qua số liệu điều tra ở trên, nguồn vốn lưu động bình quân của 1 hộ trong các làng nghề thêu ren chiếm 55,6%. Vốn cố định chỉ chiếm 44,4%, nguồn vốn này chủ yếu là giá trị nhà xưởng và thiết bị phục vụ cho sản xuất của các hộ.

Có thể nhận thấy rằng, sản xuất của các hộ trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, quy mô vốn không cao. Đa số các cơ sở chỉ đầu tư sản xuất với quy mô nhà xưởng, trang thiết bị hiện có, ngay cả trong thời gian nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm của làng nghề thêu ren tăng mạnh. Đến nay chưa có nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mặc dù triển vọng và tính hấp dẫn của nghề thêu ren khá lớn (chủ yếu do vấn đề cơ chế thu hút đầu tư và hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém). Hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thị trường chỉ đặt hàng sản phẩm thêu ren, chứ chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.

Đối với những cơ sở sản xuất sản phẩm thêu ren có đăng ký kinh doanh (các doanh nghiệp, công ty TNHH, HTX,...) việc tiếp cận với những nguồn vốn vay cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, thủ tục vay vốn ở các ngân hàng cịn nhiều phiền hà, có khi lãi cịn cao hơn vay ở ngồi, vì thế nhiều khi các cơ sở, doanh nghiệp thêu ren phải huy động từ bên ngồi chứ khơng vay ngân hàng. Các chủ doanh nghiệp cho biết rằng, để có vốn làm ăn kinh doanh các cơ sở thường vay của người trong làng, trong xã với mức lãi suất thấp nhất là 1,5% nhưng chỉ cần ký sổ là xong. Một giờ có thể huy động hàng trăm triệu đồng, cịn vay ngân hàng thủ tục phức tạp, phải thế chấp tài sản,... do thiếu tài sản thế chấp nên chỉ giải quyết cho vay đối với loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc cơ sở sản xuất mang tính đặc thù với mức vay thấp. Mặt khác đặc điểm của làng nghề thêu ren do trình độ lao động, năng suất chưa cao nên tỷ suất lợi nhuận thấp so với lãi suất ngân hàng, phần nào đã hạn chế việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại.

Đối với nguồn Quỹ khuyến công của tỉnh, thủ tục để được hưởng vay vốn hỗ trợ lãi suất cũng trải qua rất nhiều bước: từ lập dự án, lãnh đạo xã ký xác nhận, huyện xác nhận, ngân hàng thẩm định (có khế ước của ngân hàng) sau đó đưa lên Sở Công nghiệp tỉnh duyệt, ban chỉ đạo Quỹ khuyến cơng thẩm định rồi mới trình

lên UBND tỉnh. Hơn nữa, khơng phải lúc nào cũng trình dự án ngay được, thường thì theo đợt, một năm hai lần do nguồn quỹ tiền vay vốn ưu đãi có hạn.

Qua đó rút ra nhận xét rằng: nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất hàng thêu ren ở các làng nghề xã Thanh Hà rất lớn và còn thiếu nhiều, hiện chủ yếu vẫn là nguồn vốn tự có (chiếm bình qn trên 71%), trong khi đó nguồn vốn đi vay lại rất bấp bênh ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất của các cơ sở, nguồn vốn vay từ ngân hàng với số lượng vốn vay thấp và lãi suất cao (hiện nay vào khoảng 1,68%/tháng), thủ tục vay phức tạp trong khi đó nguồn tài sản thế chấp để vay vốn của các hộ lại rất hạn chế. Đây là một trong nhiều vấn đề cần xem xét để tác động, thúc đẩy các làng nghề phát triển.

Các nguồn huy động vốn của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà được thể hiện qua bảng 2.2.

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn huy động vốn bình quân 1 hộ điều tra (năm 2007)

* Tình hình sử dụng vốn của cơ sở sản xuất:

Vốn của các cơ sở sản xuất ngành nghề là một trong những nguồn lực không thể thiếu. Việc tổ chức sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề là

rất khác nhau. Theo kết quả điều tra của JICA, ta thấy cơ cấu chi phí cho các yếu tố sản xuất theo một số loại sản phẩm ở các làng nghề Việt Nam như sau:

Bảng 2.12: Các yếu tố chi phí theo một số mặt hàng ở các làng nghề Việt Nam Ngành Nguyên vật liệu Điện nước Trang thiết bị Lao động Chi phí khác Tổng Thêu ren 40,9 2,7 3,5 46,7 6,2 100 Dệt 49,9 1,7 5,3 38,5 4,5 100 Cói 54,5 2,6 3,0 30,8 9,2 100 Sơn mài 55,6 5,6 6,7 27,5 4,6 100 Mây/tre 45,8 2,2 2,7 45,2 4,1 100 Gốm 32,1 6,8 13,4 35,6 12,0 100 Gỗ 59,9 5,3 7,3 23,4 4,1 100 Đá 43,2 5,7 8,4 36,3 6,5 100 Giấy 30,6 5,1 9,1 47,2 7,9 100

Nguồn: Điều tra của Bộ NN&PTNT - JICA, 2003

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy nguồn lực về tài chính của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren chủ yếu để trả công lao động và mua nguyên vật liệu chứ không được đầu tư mua sắm và đổi mới trang thiết bị.

Thực tế điều tra ở các hộ sản xuất trong 7 làng nghề thêu ren xã Thanh Hà cũng cho thấy vốn của các hộ sản xuất dùng để mua nguyên, vật liệu và hoàn thiện là rất lớn. Năm 2007, các hộ sản xuất sản phẩm thêu ren phải dùng 41,7% tổng số vốn hiện có để mua nguyên, vật liệu. Trong những năm gần đây, vốn dành cho việc mua sắm trang thiết bị, máy móc ở các hộ sản xuất đã được chú trọng hơn trước, năm 2007 tỷ lệ vốn dành cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị, máy móc chiếm 36,1% tổng vốn của hộ. Việc tăng cường vốn đầu tư trang thiết bị, mua sắm máy móc là một dấu hiệu tốt nhưng do thiếu vốn nên mức đầu tư đổi mới trang thiết bị cịn thấp.

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà (năm 2007)

TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2007

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)

1 Mua nguyên, vật liệu 10 41,7 15 41,7

2 Mua máy móc, trang thiết bị 8 33,3 13 36,1

3 Chi phí khác 6 25,0 8 22,2

Tổng 24 100 36 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra

Từ thực tế trên chúng ta thấy rằng vốn sản xuất cho các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà thời gian qua vẫn là vấn đề nổi cộm, mặc dù các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất trong các làng nghề cũng đã huy động được nguồn vốn từ nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển các làng nghề. Việc sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề chủ yếu để chi trả công lao động và mua nguyên vật liệu, vốn sử dụng cho đầu tư mua sắm và đổi mới trang thiết bị còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w