Đánh giá chung tình hình phát triển các làng nghề thêu ren

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá chung tình hình phát triển các làng nghề thêu ren

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, sự phát triển của các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đã đem lại những đóp góp rất tích cực về kinh tế, xã hội cho địa phương.

Về kinh tế, sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 12,5%/năm, tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.

Một số cơ sở sản xuất trong làng nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, cơng nghệ, điện khí hố một vài khâu trong sản xuất (mặc dù còn tự phát, hiệu quả còn thấp), nhưng đã tạo ra được năng suất lao động cao hơn so với trước đây.

Về xã hội, đã giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ cho nông dân, tăng thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc thực hiện xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá truyền thống, hạn chế di dân tự do, giảm các tệ nạn xã hội.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Nhìn chung, trong những năm qua, sự phát triển của các làn nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà đã có những đóng góp tích cực cho cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội của xã, của huyện và đã cho thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, q trình phát triển của các làng nghề thêu ren cịn một số điểm yếu, thiếu tính bền vững cần phải khắc phục:

Một là, quy mơ của các làng nghề thêu ren cịn nhỏ bé, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn tuy có tăng lên qua các năm nhưng chủ yếu vẫn là những cơ sở sản xuất cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp; các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp cịn ít, hầu hết là quy mơ vừa và nhỏ, trình độ cơng nghệ ở mức bình thường, chưa có nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào làng nghề. Sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các cơ sở sản xuất kinh ở làng nghề chưa rộng rãi, chưa chặt chẽ.

Hai là, thị trường tiêu thụ sản phẩm thêu ren mặc dù rất tiềm năng nhưng chưa được mở rộng và duy trì ổn định; chưa khai thác tốt thị trường trong nước và xuất khẩu. Các làng nghề chưa nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm, sản phẩm của làng nghề hiện chưa được đăng ký thương hiệu. Công tác thiết kế cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì... cịn rất hạn chế. Chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch ở các làng nghề thêu ren truyền thống. Việc giữ gìn, tơn vinh và tun truyền bản sắc văn hoá dân tộc trong sản phẩm truyền thống chưa được coi trọng.

Ba là, trình độ văn hố và chun mơn kỹ thuật của người lao động còn thấp, lao động có tay nghề cao cịn ít. Cơng tác đào tạo, truyền nghề chưa được chú trọng.

Bốn là, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của địa phương còn thiếu, chưa đồng bộ và hiện đại. Việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật để phát triển sản xuất trong các làng nghề diễn ra cịn chậm và mang tính tự phát.

Năm là, trong quá trình phát triển các làng nghề trên địa bàn, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra nhưng chưa được xử lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sản xuất, đến sức khoẻ và sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại địa phương.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

- Trình độ tay nghề của người lao động trong các làng nghề nhìn chung cịn thấp. Nguồn lao động cho phát triển các làng nghề dồi dào nhưng đại bộ phận là con em nơng dân, trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo nghề.

- Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn xã thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn đầu tư để phát triển sản xuất.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là phục vụ xuất khẩu, nhưng hầu hết là xuất khẩu gián tiếp, làm gia công nên dễ bị ép giá, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Các doanh nghiệp cung cấp đầu vào nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho làng nghề còn thiếu và yếu dẫn đến việc nhiều làng nghề TTCN không ổn định sản xuất, tiêu thụ hàng hố gặp nhiều khó khăn.

- Cơng tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về phát triển công nghiệp - TTCN ở các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.

- Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, ngân sách eo hẹp (thu khơng đủ chi) nên khơng có vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng (như đường giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống điện, cây xanh,...) ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã, phần lớn trông chờ vào vào sự hỗ trợ từ ngân sách huyện, tỉnh, Trung ương.

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển làng nghề cịn hạn chế.

Tóm lại, các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà trong những năm qua đã được khôi phục và phát triển, đạt được những kết quả đáng khích lệ, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các làng nghề xã Thanh Hà cũng như bất cứ địa phương nào đều có những khó khăn riêng, đều phải đối mặt với những thách thức, những tồn tại hạn chế lớn. Nhưng điều quan trọng là địa phương biết nhận ra những hạn chế đó để có giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ THÊU REN

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w