5. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
2.2.3. Tình hình lao động trong các làng nghề thêu ren
Thanh Hà có tổng số 3.129 hộ thì có 2.241 hộ làm nghề thêu ren chiếm 71,6%, có làng nghề chiếm tỷ lệ hộ làm nghề thêu ren rất cao như làng nghề An Hoà (94,6%), Hoà Ngãi (81,2%), Thạch Tổ (81%). Bình qn cứ 2 người dân trong thơn có 1 người làm nghề thêu ren. Năm 2007, trong tổng số 6.833 lao động sử dụng trong 7 làng nghề thì có đến 5.149 lao động làm nghề thêu ren tại chỗ chiếm 75,4%, đây là một tỷ lệ cao so với nhiều địa phương khác trong huyện. Trong số 5.149 lao động làm nghề thêu ren thì lao động nữ là 3.935 người chiếm 76,4% và lao động nam là 1.214 người chiếm 23,6%, sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ lao động nam và nữ là do đặc điểm của nghề sản xuất sản phẩm thêu ren phù hợp với nữ giới hơn nam giới. Hai làng nghề thêu ren An Hồ và Hồ Ngãi có số lao động làm nghề thêu ren lớn nhất với 2.756 lao động chiếm 53,5 tổng số lao động nghề thêu ren trong các làng nghề ở xã. Ngoài lao động tại địa phương, các làng nghề ở đây còn sử dụng lao động ở các địa phương khác đến học nghề và làm nghề thêu ren.
Lực lượng lao động trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã khá phong phú và đa dạng về số lượng và chất lượng. Ngoài lao động thường xuyên ở các làng nghề cịn có lực lượng lao động thời vụ khá dồi dào với 4.586 lao động (năm 2007), trong đó có 3.431 lao động ngồi độ tuổi lao động. Các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà có bình qn diện tích đất canh tác thấp nên tạo động lực thúc đẩy ngành nghề TTCN, trong đó có nghề thêu ren phát triển để sử dụng hết lao động của mình.
Cơ cấu lao động ở các làng nghề được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà năm 2007
Tên làng Lao động TTCN Lao động dịch vụ Lao động NN
An Hoà 87,6 9,3 3,1 Hoà Ngãi 78,7 7,1 14,2 Thạch Tổ 69,3 2,4 28,3 Mậu Chử 65,4 3,2 31,4 Dương Xá 67,2 4,1 28,7 Ứng Liêm 66,5 2,3 31,2 Quang Trung 62,1 22,7 15,2
Qua bảng trên ta thấy các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà có tỷ lệ lao động tiểu thủ cơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều này cho thấy sự phát triển của các làng nghề có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết việc làm, đã giải quyết đáng kể lực lượng lao động dư thừa của địa phương và lao động từ các địa phương khác đến nhưng thường là lao động nông nghiệp thời vụ đến để học nghề.
Các làng nghề thêu ren với những đặc trưng riêng của nghề, lại mang tính chất truyền thống nên thời gian làm việc của người lao động tương đối cao. Thời gian lao động ở mỗi làng nghề thêu ren có khác nhau, đối với những làng nghề có quy mơ lớn như làng nghề An Hồ, Hồ Ngãi thì thời gian lao động của người tham gia lao động cao hơn đối với những làng nghề khác có quy mơ nhỏ thì thời gian lao động của người tham gia lao động ít hơn. Qua điều tra khảo sát ở 7 làng nghề cho thấy những người thợ thêu lao động thường xuyên làm việc khoảng 8 - 10 giờ/ngày, trong những đợt cao điểm có thể lên đến 12 giờ/ngày và làm việc quanh năm.
Quy mô sử dụng lao động nghề thêu ren của hộ gia đình thường từ 5 - 10 lao động (kể cả lao động của gia đình). Khi thực hiện các hợp đồng gia công nhiều sản phẩm trong một thời gian có hạn, các hộ gia đình có thể th mướn (từ 25 - 30) lao động thời vụ.
Các doanh nghiệp trong các làng nghề thêu ren ở xã cũng có quy mơ sử dụng lao động thay đổi linh hoạt tuỳ yêu cầu hơp đồng ký được, tuỳ loại sản phẩm cần sản xuất, khả năng nguồn nguyên liệu và khoảng thời gian thực hiện. Đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất sản phẩm hàng thêu ren tại nhà xưởng tập trung thì có thể quản lý từ 25 - 30 lao động đến 150 - 200 lao động hợp đồng.
Đối với các lao động làm các sản phẩm thêu ren cao cấp như rèm cửa, khăn trải bàn ghế, túi, khay,... đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao và giá trị sản phẩm cũng lớn. Do vậy, các chủ doanh nghiệp phải có trong tay một đội ngũ lao động và nghệ nhân có tay nghề cao và tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Số lao động này thường được ký hợp đồng dài hạn, có chế độ thù lao cao. Được doanh nghiệp chi kinh phí đi đào tạo, truyền nghề, bổ túc tay nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm, người lao động có thể được góp vốn và chia lợi nhuận nữa để giữ lao động gắn bó lâu dài.
Đối với các sản phẩm địi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật trung bình thì các doanh nghiệp thường sử dụng lao động kỹ thuật của mình kết hợp th lao động có sẵn tay nghề. Thời gian thuê mướn dài ngắn tuỳ theo khối lượng hàng hoá hợp đồng. Việc đào tạo tập huấn kỹ thuật được thực hiện ngay tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp.
Các công việc sản xuất mang tính chất phổ thơng, đơn giản thì huy động lao động phổ thông, lao động nông nhàn ở địa phương. Hợp đồng lao động này thường trong thời gian khơng dài và mang tính chất mùa vụ. Người lao động phải tự lo bảo hiểm và tự tích luỹ kinh nghiệm và tay nghề hoặc vừa làm vừa học ngay tại xưởng.
Lao động trong các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren như sau:
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất hàng thêu ren năm 2007
TT Hình thức tổ chức sản xuất Số lao động (người) Cơ cấu (%)
1 Hộ gia đình 5.149 80,5
2 Cơng ty TNHH 387 6,1
3 Doanh nghiệp tư nhân 358 5,6
4 Hợp tác xã thêu ren 46 0,7
5 Hình thức khác (tổ hợp tác) 454 7,1
Tổng 6.395 100
Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm
Nhìn chung các cơ sở sản xuất sản phẩm thêu ren ở các làng nghề của xã có quy mơ lao động cịn nhỏ, tỷ lệ số hộ, cơ sở sử dụng nhiều lao động cũng khá thấp; tỷ lệ hộ có trên 10 lao động chiếm 6%; tỷ lệ số cơ sở có trên 50 lao động là 18%, trên 100 lao động là 9%.
* Chất lượng lao động:
Một thực tế tại các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà là phần lớn lao động làm nghề thêu ren xuất thân từ nguồn lao động nơng nhàn ở các gia đình, do vậy trình độ văn hố kỹ thuật của lao động ở đây là tương đối thấp, chất lượng lao động trong các làng nghề thêu ren còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Chất lượng lao động trong các hộ điều tra năm 2007
Diễn giải Tổng An Hoà Hoà Ngãi Dương Xá
SL
(người) (%)CC (người)SL (%)CC (người)SL (%)CC (người)SL (%)CC
I. Tổng LĐ tham gia SX nghề
thêu ren 560 100 194 100 211 100 155 100 1. Chia theo trình độ văn hố
- Chưa tốt nghiệp cấp 1 27 4,8 7 3,6 9 4,3 11 7,1 - Tốt nghiệp cấp 1 93 16,6 25 12,9 28 13,3 40 25,8 - Tốt nghiệp cấp 2 234 41,8 86 44,3 95 45,0 53 34,2 - Tốt nghiệp cấp 3 200 35,7 73 37,6 76 36,0 51 32,9 - Tốt nghiệp đại học, cao đẳng 6 1,1 3 1,6 3 1,4 0 0 2. Chia theo chuyên môn kỹ thuật
- Nghệ nhân 2 0,4 1 0,5 1 0,5 0 0
- Thợ giỏi, thợ cả, có chun mơn 140 25,0 57 29,4 53 25,1 30 19,4 - Qua đào tạo (tập huấn) 173 30,9 81 41,8 61 28,9 31 20,0 - Không qua đào tạo 245 43,8 55 28,4 96 45,5 94 60,6 3. Chia theo loại hình lao động
- Lao động chuyên nghề thêu ren 394 70,4 143 73,7 147 69,7 104 67,1 - Lao động kiêm nông nghiệp 166 29,6 51 26,3 64 30,3 51 32,9 II. Chỉ tiêu bình quân
- Thợ giỏi, LĐ chuyên môn kỹ
thuật/hộ 0,93 1,04 0,88 0,86
- Thợ giỏi, LĐ chuyên môn kỹ
thuật/LĐ 0,25 0,30 0,25 0,20
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra
Tổng số 150 hộ được điều tra ở 3 làng nghề An Hồ, Hồ Ngãi và Dương Xá có 560 lao động làm nghề thêu ren (khơng kể th ngồi), như vậy trung bình có 3,7 lao động làm nghề/hộ gia đình làm nghề thêu ren. Trong tổng số 560 lao động của
150 hộ gia đình thì có 27 người chiếm 4,8% chưa tốt nghiệp cấp I, trong đó làng nghề An Hồ 7 lao động, làng nghề Hoà Ngãi 9 lao động, làng nghề Dương Xá 11 lao động. Số người tốt nghiệp cấp I là 93 người chiếm 16,6%, trong đó làng nghề An Hồ 25 lao động, làng nghề Hoà Ngãi 28 lao động, làng nghề Dương Xá 40 lao động. Số lao động tốt nghiệp cấp II là 234 lao động chiếm 41,8%, trong đó làng nghề An Hồ 86 lao động, làng nghề Hoà Ngãi 95 lao động, làng nghề Dương Xá 53 lao động. Số lao động tốt nghiệp cấp III là 200 người chiếm 35,7%, trong đó làng nghề An Hồ 73 lao động, làng nghề Hoà Ngãi 76 lao động, làng nghề Dương Xá 51 lao động. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 6 lao động chiếm 1,1%, trong đó làng nghề An Hồ có 3 lao động, làng nghề Hồ Ngãi có 3 lao động.
Qua số liệu điều tra ta thấy: trong số 560 lao động nghề thêu ren của 150 hộ điều tra tại 3 làng nghề thì lao động khơng qua đào tạo là 245 người chiếm 43,8%, lao động có chun mơn hay thợ giỏi là 140 người chiếm 25%. Lao động kiêm sản xuất nông nghiệp là 166 người chiếm 29,6%, điều này phần nào chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh nghề thêu ren ở các làng nghề giữ vị trí quan trọng nhất trong việc giải quyết việc làm tại địa phương.
Thực tế điều tra cũng cho thấy lao động có kỹ thuật chun mơn hoặc thợ giỏi bình quân trong một hộ điều tra là 0,93 người, trong đó làng nghề thêu ren truyền thống An Hồ là 1,04 người/hộ, làng nghề Hoà Ngãi là 0,88 người/hộ, làng nghề Dương Xá là 0,86 người/hộ.
Bình quân một lao động nghề thêu ren ở các làng nghề thì có 0,25 lao động có chun mơn kỹ thuật hoặc là thợ giỏi, trong đó làng nghề thêu ren An Hồ là 0,3 thợ/lao động, làng nghề Hoà Ngãi là 0,25 thợ/lao động, làng nghề Dương Xá là 0,2 thợ/lao động.
Trình độ văn hố của lao động ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà rất thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp thu kỹ thuật, khả quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và sự năng động, sáng tạo, thích nghi với sự biến động của thị trường. Đây là một thực tế chung trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà. Do thu nhập ngành nghề thêu ren tương đối cao, do vậy các hộ gia đình cho con em bỏ học từ khá sớm để học nghề và làm nghề. Có một lượng khá lớn các em nhỏ trong các làng nghề ở xã, nhất là các em nữ đang còn trong độ tuổi
đi học nhưng chỉ học đến hết cấp trung học cơ sở là nghỉ học để tham gia làm nghề cùng gia đình. Nhiều chủ hộ ở các làng nghề cho rằng cũng muốn cho con em họ đi học nhưng việc nhiều, gia đình lại thiếu người nên cho con bỏ học để làm nghề và làm việc ở nhà cũng làm tăng thu nhập cho gia đình. Điều này đã và đang gây nên mất cân đối giữa kinh tế và xã hội tại các làng nghề trên địa bàn xã.
Qua điều tra 3 làng nghề, một điều nổi bật đặt ra là các chủ hộ tuổi đời từ 40 đến 50 tuổi thì trình độ văn hố, học vấn chủ yếu chỉ học hết cấp II, thậm chí có chủ hộ chỉ học hết cấp I. Với trình độ của chủ hộ như vậy là một cản trở rất lớn đến việc nhận thức khi tham gia các lớp đào tạo về kỹ thuật tay nghề và quản lý sản xuất kinh doanh, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hay quyết định hướng đi của cơ sở theo hướng khác hoặc ra quyết định một vấn đề gì đó liên quan đến sản xuất kinh doanh ngành nghề và khai thác thông tin trên các phương tiện thơng tin hiện đại để tìm kiếm thị trường rất hạn chế và bỡ ngỡ. Trong khi đó, trình độ tay nghề của các lao động cũng chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng.
Mặc dù chất lượng lao động và trình độ lao động chun mơn kỹ thuật của người lao động và chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren ở xã còn thấp nhưng thời gian qua công tác đào tạo, tập huấn tay nghề cho người lao động chưa được các cấp chính quyền địa phương thực sự quan tâm. Trong giai đoạn 2003 - 2007, trên địa bàn xã mới tổ chức đào tạo được 240 lao động nghề thêu ren cho các làng nghề của xã, con số này là quá thấp so với nhu cầu thực tế. Việc tổ chức liên kết, hợp tác trong đào tạo nghề thêu ren giữa chính quyền địa phương với các cơ sở đào tạo nghề thêu ren (như Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện Thanh Liêm, Trường Cao đẳng nghề Hà Nam) cũng chưa chặt chẽ và thường xuyên. Bên cạnh đó, các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren cũng hầu như chưa được trang bị kiến thức quản trị doanh nghiệp cũng như môi trường pháp lý và các chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Hiện nay, phương pháp dạy nghề ở các làng nghề trên địa bàn xã chủ yếu là truyền nghề. Có thể nhận thấy, với cách truyền nghề này, nghề thêu ren truyền thống ln được bảo tồn, trở thành bí quyết của mỗi gia đình, nhưng hạn chế của cách truyền nghề là nghề truyền thống thêu ren không được giới thiệu rộng rãi, không phát triển được làng nghề mà chủ yếu vẫn là ở phạm vi gia đình, họ hàng,
dịng tộc. Trong 7 làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà hiện nay đã có 7 nghệ nhân và 15 thợ giỏi được UBND tỉnh Hà Nam cấp bằng công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi nghề thêu ren. Đây là một lực lượng quan trọng trong công tác đào tạo nghề thêu ren cho các thế hệ sau ở các làng nghề. Bên cạnh đó, việc tăng cường liên kết, hợp tác với các trường, lớp đào tạo nghề thêu ren là một yêu cầu cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, là một kênh quan trọng cung cấp lớp thợ có trình độ bảo đảm việc sản xuất các mặt hàng thêu ren. Qua điều tra của Phịng Cơng thương huyện Thanh Liêm tại các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà năm 2007 cho thấy, phương thức truyền nghề trong phạm vi gia đình chiếm trên 35%, tự học chiếm trên 27%, tư nhân đào tạo chiếm 14%, địa phương đào tạo chiếm trên 10%, Nhà nước đào tạo chiếm gần 10%. Những hình thức đào tạo phong phú như trên sẽ giúp người lao động nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động.
* Thu nhập của người lao động:
Mức thu nhập của người lao động ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã có khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như: trình độ tay nghề của người thợ, sự sáng tạo nghệ thuật được đúc kết trong từng loại sản phẩm thêu ren, quy mô lao động. Hiện nay, các làng nghề có mức thu nhập bình qn cao là An Hoà, Hoà Ngãi, Thạch Tổ, Dương Xá.
Bảng 2.10: Thu nhập bình quân của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà năm 2007
ĐVT: đồng
STT Tên làng nghề Thu nhập bình quân tháng
1 An Hoà 850.000 2 Hoà Ngãi 800.000 - 850.000 3 Thạch Tổ 750.000 - 800.000 4 Dương Xá 750.000 - 800.000 5 Mậu Chử 700.000 - 750.000 6 Ứng Liêm 700.000 - 750.000