Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề thêu ren

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 92 - 93)

5. Kết cấu của đề tài

3.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

3.4.2. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề thêu ren

Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, sản phẩm làng nghề khơng cịn nằm trong phạm vi một vùng, thị trường trong nước mà còn vươn ra thế giới. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống là yêu cầu cần thiết để bảo tồn, duy trì và phát triển làng nghề, có cơ sở giới thiệu truyền trống văn hoá địa phương và phát huy giá trị kinh tế của sản phẩm thêu ren làng nghề, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm làng nghề vì lợi ích lâu dài. Hiện nay, việc đăng ký thương hiệu vẫn là vấn đề mới đối với các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu

ren xã Thanh Hà. Các chủ cơ sở sản xuất ở các làng nghề vừa chưa ý thức được đăng ký thương hiệu là để tự bảo vệ mình, vừa "sợ" tốn phí. Thói quen sản xuất nhỏ đã vơ tình kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Giải quyết cho vấn đề này, các làng nghề và địa phương cần phối hợp với Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh hợp tác xã hướng dẫn các làng nghề thành lập các hiệp hội làng nghề có tư cách pháp nhân, tạo điều kiện cho các sản phẩm làng nghề tham gia các hội chợ thương mại để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ. Nếu được các hiệp hội đứng ra đăng ký thương hiệu, khi đó thương hiệu tập thể của làng nghề sẽ được độc quyền sử dụng. Khi đã có thương hiệu, các làng nghề cũng nên mở trang Web quảng bá sản phẩm của mình trên mạng Internet, thơng qua đó tìm bạn hàng mới, trực tiếp tiếp xúc đối với mọi đối tác… để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 92 - 93)