Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề thêu ren

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 64 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

2.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề thêu ren

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quyết định sự tồn tại của bất kỳ sản phẩm thủ công nào. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà trong những năm gần đây tuy có một số chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự phát triển.

Hiện nay, các kênh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà khá phong phú, đa dạng, bao gồm ở cả trong tỉnh, trong nước và ngồi nước, trong đó chủ yếu là xuất khẩu. Theo số liệu điều tra tại các làng nghề, giá trị hàng thêu ren được xuất khẩu ở các thị trường nước ngoài chiếm 75%, tiêu thụ trong nước chiếm 25%.

Trước những năm 1990 hàng thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà được xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đơng Âu. Từ năm 1990 tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nghề thêu ren ở Thanh Hà. Trong những năm gần đây, sản phẩm thêu ren của các làng nghề ngày càng được cải tiến cả về chất lượng và mẫu mã nên đã mở rộng được ra nhiều thị trường nước ngồi và đóng góp đáng kể vào giá trị xuất khẩu của tỉnh (giá trị xuất khẩu các sản phẩm hàng thêu ren toàn xã chiếm khoảng 6 - 7% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh hàng năm). Đến nay, thị trường xuất khẩu hàng thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà đã được mở rộng sang nhiều nước ở hầu khắp các châu lục trên thế giới (châu Âu, châu Á,

châu Mỹ), trong đó tập trung ở một số thị trường lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Thuỵ Sĩ,...

Vào thời điểm những tháng cuối năm, các sản phẩm thêu như: ga, gối, chăn đệm, khăn trải bàn, tranh thêu phong cảnh,... của các làng nghề thêu ren Thanh Hà có sản lượng tiêu thụ tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm các tháng đầu năm. Xưởng thêu ở nhiều cơ sở làng nghề mỗi tháng bán cho các đại lý ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trên 6.000 sản phẩm các loại và cùng với 3 cơ sở thêu trong làng xuất 2 công ten nơ hàng đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Thuỵ Sĩ, Hungary,... Hầu hết các xưởng, công ty thêu ren trong làng đều phải tăng thêm giờ làm, tuyển thêm lao động có tay nghề cao để kịp hoàn thành hợp đồng. Giá cả mặt hàng thêu rất đa dạng, một chiếc khăn thêu nhỏ chỉ từ 30.000- 50.000 đồng, cũng những bức tranh thêu chân dung theo đơn đặt hàng hay những bức tranh phong cảnh đặc sắc có giá tới hàng triệu đồng.

Về giá bán sản phẩm: Giá bán sản phẩm của một số sản phẩm thêu ren của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà (năm 2007) như sau:

Bảng 2.15: Giá của một số sản phẩm thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà Đơn vị tính: 1.000 đồng/SP Loại sản phẩm Giá cả Ga trải giường 300 - 350 Khăn trải bàn 350 - 400 Rèm cửa 120 - 200

Khăn thêu loại to 300 - 350

Khăn thêu loại nhỏ 50 - 100

Tranh thêu loại 40 x 60cm 300 - 350

Tranh thêu loại 35 x 50cm 300

Tranh thêu rỗng 150 - 200

Túi vải thêu 20 - 25

Nguồn: Điều tra khảo sát tại các làng nghề

Nhìn chung, giá bán sản phẩm của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà là khá hợp lý, việc cạnh tranh với hàng thêu ren của các địa phương khác và nước

ngoài chủ yếu là về kỹ thuật thêu, chất lượng, tuổi thọ và tính mỹ thuật, nghệ thuật của các sản phẩm thêu ren.

Giá trị xuất khẩu hàng thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.16.

Bảng 2.16: Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của các làng nghề theo nước/khu vực

Nước/khu vực Kim ngạch xuất khẩu (1.000 USD) Tốc độ tăng trưởng

2003 2004 2005 2006 2007 %/năm 07/03

Châu Á Nhật Bản 1.100 1.150 1.200 1.200 1.200 2,2 1,1

Hàn Quốc 60 80 90 100 100 13,6 1,7

Tổng phụ 1.160 1.230 1.290 1.300 1.300 2,9 1,1

Châu Âu Italia 160 320 590 700 1.220 66,2 7,6

Pháp 100 180 250 340 420 43,2 4,2 Đức 50 100 140 160 180 37,7 3,6 Anh 10 60 70 80 80 68,2 8,0 Khác 5 40 60 80 90 105,9 18,0 Tổng phụ 325 700 1.110 1.360 1.990 57,3 6,1 Mỹ 25 70 100 140 210 70,2 8,4 Tổng 1.510 2.000 2.500 2.800 3.500 23,4 2,3 Thứ tự theo thị phần (%) 1 Nhật Bản (72,8%) Nhật Bản (57,5%) Nhật Bản (48%) Nhật Bản (42,8%) Italia (34,9%)

2 Italia (10,6%) Italia (16%) Italia (23,6%) Italia (25%) Nhật Bản (34,3%)

3 Pháp (6,6%) Pháp (9%) Pháp (10%) Pháp (12,1%) Pháp (12%)

4 Hàn Quốc (4%) Đức (5%) Đức (5,6%) Đức (5,7%) Mỹ (6%)

5 Đức (3,3%) Hàn Quốc (4%) Mỹ (4%) Mỹ (5%) Đức (5,1%)

6 Mỹ (1,7%) Mỹ (3,5%) Hàn Quốc (3,6%) Hàn Quốc (3,6%) Hàn Quốc (2,8%)

7 Anh (0,7%) Anh (3%) Anh (2,8%) Anh (2,9%) Anh (2,3%)

8 Khác (0,3%) Khác (2%) Khác (2,4%) Khác (2,9%) Khác (2,6%)

Qua bảng trên ta thấy, giá trị xuất khẩu sản phẩm hàng thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà tăng lên liên tục trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 2003 - 2007 đạt 23,4%. Nếu như năm 2003 mới chỉ xuất khẩu được 1.510.000 USD thì đến năm 2007, giá trị xuất khẩu đã lên đến 3.500.000 USD (tăng gấp hơn 2 lần). Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng đáng kể, nếu như năm 2000 thị trường xuất khẩu hàng thêu ren của các làng nghề mới chỉ có 12 nước thì đến năm 2007 đã mở rộng đến 25 nước ở khắp các châu lục trên thế giới. Trong đó, ngồi những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, đã xuất hiện một số thị trường mới với kim ngạch xuất khẩu khá cao như Italia, Pháp, Mỹ, Đức,... đặc biệt là thị trường Italia (năm 2007, Italia là thị trường xuất khẩu hàng thêu ren lớn nhất của các làng nghề xã Thanh Hà, chiếm 34,9% thị phần).

Thị trường tiêu thụ của cá hộ gia đình có khác với các cơ sở sản xuất. Các hộ gia đình thường có thị trường tiêu thụ hẹp. Những hộ sản xuất có sản phẩm thì chủ yếu là làm hàng đặt và khác hàng đến tận nhà. Những hộ chuyên làm cho các cơ sở theo từng cơng đoạn thì được trả cơng theo từng cơng việc và khơng có sản phẩm cuối cùng.

Sản phẩm thêu ren của các làng nghề chủ yếu được tiêu thụ qua hai kênh sau:

* Kênh tiêu thụ nội địa:

Thị trường tiêu thụ nội địa là một tiềm năng mà trong chiến lược của mỗi tổ chức tham gia hoạt động ngành nghề không thể không quan tâm. Kênh tiêu thụ nội địa được thể hiện qua sơ đồ sau:

15%

18%

67%

Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ nội địa

Hộ sản xuất Cửa hàng Doanh nghiệp Người tiêu dùng

Các sản phẩm được các cơ sở thu mua tại địa phương tổ chức tiêu thụ đến người tiêu dùng, các cơ sở này thường là các cơ sở lớn trong tỉnh và từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các chủ cơ sở sau khi phân loại các sản phẩm những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu họ mang ra bán cho người tiêu dùng trong nước. Một phần người sản xuất có cơ hội bán trực tiếp sản phẩm của mình sản xuất ra.

* Kênh xuất khẩu:

Với kênh xuất khẩu qua cơng ty địa phương, hàng hố được tập kết nhanh chóng, sản phẩm được kiểm tra qua nhiều cầu trước khi đóng gói để xuất khẩu, sức ép về tài chính được san sẻ cho nhiều đối tượng. Với kênh tiêu thụ này, sản phẩm phải thông qua nhiều cầu trung gian nên giá cả đến tay người sản xuất thấp. Người sản xuất thường xuyên bị ép giá và chất lượng của sản phẩm, tuy nhiên kênh này cũng tạo điều kiện cho hộ yên tâm sản xuất ra các sản phẩm.

Sơ đồ 2.2: Kênh xuất khẩu

Kênh tiêu thụ sản phẩm thêu ren ở các làng nghề xã Thanh Hà chủ yếu là kênh tiêu thụ gián tiếp, chỉ có một số lượng nhỏ hàng thêu ren được người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng (tại nhà, cửa hàng hoặc tại chợ), còn chủ yếu là bán cho các doanh nghiệp địa phương hoặc mang đi nơi khác bán cho chủ buôn. Điều này gây khó khăn cho các hộ sản xuất, dễ bị ép giá, làm giảm hiệu quả sản xuất và thu nhập của hộ.

Tóm lại, việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các hộ chưa thực sự đa dạng, tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác, thị trường chủ yếu là thị trường truyền

Hộ sản xuất Hộ thu gom Cơ sở sản xuất Công ty, Doanh nghiệp địa phương Công ty XNK X U Ấ T K H Ẩ U

thống, quen thuộc, tổ chức tiêu thụ còn thụ động, phụ thuộc, các sản phẩm mẫu mã chưa có nhiều sáng tạo, nét riêng. Sản phẩm thêu ren của các làng nghề hầu hết chưa được xuất khẩu trực tiếp mà bằng hình thức uỷ thác hoặc qua con đường tiểu ngạch. Đây là hạn chế và thách thức lớn trong việc phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề rất bức xúc của người dân và các cơ sở

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 64 - 70)