1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.7. Quản lý HĐTN
1.2.7.1. Khái niệm về quản lý
Quản lí là q trình tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lí...) lên khách thể (đối tượng quản lí) về các mặt chính trị, văn hóa, kinh tế-xã hội... bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [5], [6].
1.2.7.2. Quản lý HĐTN
- Quản lý HĐTN là những tác động của chủ thể QL vào HĐTN (thực hiện là GV và HS, với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu đào tạo của giáo dục [5], [6]..
- Quản lý HĐTN là QL một quá trình xã hội, một q trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố như: Mục tiêu, chương trình, nội dung, các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN, kiểm tra đánh giá HĐTN của HS để điều chỉnh cho hiệu quả ngày càng tốt hơn [5], [6].
- Quản lý HĐTN là quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Cụ thể hóa mục tiêu HĐTN qua các nhiệm vụ HĐTN nhằm hình thành những năng lực, phẩm chất, năng lực tâm lý - xã hội, giúp HS tích lũy kinh nghiệm riêng, phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân...
+ Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung của HĐTN.
+ Quản lý việc tổ chức HĐTN của giáo viên (xây dựng chương trình, soạn giáo án, tổ chức hoạt động...).
+ Quản lý việc tham gia HĐTN của học sinh (nền nếp, tinh thần, kết quả HĐTN...). + Quản lý các loại CSVC tham gia phục vụ HĐTN.