Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 31 - 33)

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ

1.4.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

+ HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn diễn ra cả trong nhà trường và ngồi nhà trường. Các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó bao gồm: các tổ chức xã hội, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh, GV và HS.

+ Để tổ chức tốt các HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn trước hết TTCM phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trị, tác dụng của HĐTN trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Trên cơ sở đó TTCM mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời TTCM cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình HĐTN.

+ Có nhận thức đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình HĐTN. Ngược lại nếu khơng có nhận thức đúng đắn về vai trị của HĐTN thì họ sẽ khơng tâm huyết trong việc tổ chức các hoạt động này hiệu quả sẽ khơng cao.

+ Khi CMHS có nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trường; cịn nếu nhận thức khơng đúng thì họ sẽ khơng hoặc khơng biết cách tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia hoạt động và cũng khó có thể huy động được các nguồn lực từ cha mẹ học sinh cho HĐTN.

- Năng lực quản lý, tổ chức của TTCM

+ Tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn cho học sinh, TTCM và GV giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có được duy trì đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía

người TTCM kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thường xuyên thì HĐTN sẽ đi vào nề nếp và ngược lại.

+ Muốn vậy đòi hỏi trước hết ở TTCM phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức HĐTN cho HS trong nhà trường. Có nhận thức được vấn đề này, TTCM mới thấy được tính cấp thiết của việc tổ chức các HĐTN cho học sinh. Khi đã hiểu được vị trí, vai trị và tác dụng của HĐTN, TTCM sẽ lên kế hoạch năm học, đưa các HĐTN vào kế hoạch và chỉ đạo cho các tổ nhóm chun mơn, các bộ phận tổ chức thực hiện. TTCM chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của HĐTN, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp và thành sinh hoạt thường kỳ trong tổ.

+ Chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên một phần không nhỏ từ chính các HĐTN. Bởi thế TTCM phải có kế hoạch cụ thể, giao cho người phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hồn tồn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của tổ trong đó có HĐTN.

+ TTCM là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các HĐTN và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt động này. TTCM là người xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức có hiệu quả HĐTN cho học sinh.

- Năng lực của GV tổ chức HĐTN cho học sinh

+ Để quản lý, tổ chức tốt HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn thì năng lực của đội ngũ GV trực tiếp phụ trách HĐTN cho HS sẽ là yếu tố quyết định. HĐTN đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó địi hỏi người tổ chức phải có những năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và ln có ý thức tìm tịi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của GV phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

- Đánh giá các HĐTN

việc đánh giá giờ dạy trên lớp, việc đánh giá đúng sẽ động viên, thúc đẩy hoạt động và ngược lại. Kiểm tra đánh giá HĐTN không chỉ đánh giá kết quả của hoạt động mà còn phải đánh giá được ý nghĩa của giáo dục và hiệu quả giáo dục của HĐTN, điều này không phải lúc nào cũng làm được.

- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh.

HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngồi xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đồn thể chính trị-xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; cha mẹ học sinh, cộng đồng dân cư…Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong q trình giáo dục HS mà cịn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)