Thực trạng nhận thức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 43 - 47)

THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

HĐTN đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và với mơn Ngữ văn nói riêng. HĐTN giúp khơi dậy niềm đam mê văn chương của HS. Qua HĐTN, HS có hứng thú hơn trong việc tiếp cận tri thức mới. Không chỉ rèn luyện phẩm chất, phát huy năng lực HĐTN giúp các em HS tích cực chủ động sáng tạo, ln có ý thức trải nghiệm trong hành động, trải nghiệm trong xúc cảm, để hình thành nên động cơ, niềm tin, giá trị sống. HĐTN mơn Ngữ văn cịn giúp HS nâng cao hiểu biết, khả năng cảm thụ cũng như đánh giá cái hay cái đẹp của văn chương và ngơn từ nghệ thuật. HS có khả năng trải nghiệm thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương, biết kết nối những trải nghiệm ấy với trải nghiệm đời sống để hiểu sâu sắc hơn giá trị tác phẩm và làm phong phú hơn vốn sống cá nhân, hiểu biết xã hội của bản thân.

Khảo sát về tầm quan trọng HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn trên 3 đối tượng: CBQL, GV và HS chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL,GV và HS về mức độ cần thiết của HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn

Mức độ CBQL GV HS

SL % SL % SL %

Rất cần thiết 5 62,5% 35 60% 131 44%

Cần thiết 2 25% 20 35% 125 41%

Không cần thiết 0 00 00 00 20 7%

Có cũng được khơng cũng được 1 12,5% 3 5% 24 8%

Tổng 8 100% 58 100% 300 100%

Từ kết quả bảng 2.4 cho thấy: Đa số các CBQL, GV và HS đánh giá vai trị HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn rất cần thiết và cần thiết. Trong đó đáng chú ý: có tới 60% CBQL đánh ở mức độ rất cần thiết và 35% đánh giá ở mức độ cần thiết, có tới 62,5% GV đánh ở mức độ rất cần thiết và 25% đánh giá ở mức độ cần thiết, có tới 44% HS đánh ở mức độ rất cần thiết và 41% đánh giá ở mức độ cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết các CBQL, GV và HS đều có nhận thức đúng đắn về vai trị quan trọng của HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn và HĐTN đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.3.2. Nhận thức về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Khi được hỏi CBQL và GV cho biết về mức độ cần thiết về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL và GV về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn

TT

Đặc điểm Ý kiến đánh giá

Rất cần thiết Cần thiết cần thiết Không

Nội dung

1 Hoạt động phát triển năng lực cá nhân theo đặc thù bộ môn

51 77% 15 23% 0 0%

2 Hoạt động lao động 42 63% 20 30% 4 7%

4 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 32 48,5% 25 38% 9 13,5%

Hình thức

HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính khám phá

1 HĐTN thông qua các bài học cụ thể 39 59% 27 41% 0 0% 2 HĐTN thông qua thực địa, thực tế 45 68% 21 32% 0 0% 3 HĐTN thông qua tham quan 47 71% 19 29% 0 0% 4 HĐTN thông qua cắm trại 36 55% 30 45% 0 0% 5 HĐTN thơng qua các trị chơi 42 64% 24 36% 0 0%

HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính tham gia lâu dài

1 HĐTN thơng qua dự án và nghiên cứu khoa học

27 41% 36 54% 3 5% 2 HĐTN thông qua các Câu lạc bộ 43 65% 23 35% 0 0%

HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính thể nghiệm/ tƣơng tác

1 HĐTN thông qua diễn đàn 32 48% 30 45% 4 7% 2 HĐTN thông qua giao lưu 39 59% 22 33% 5 8% 3 HĐTN thông qua Hội thảo/xemina 37 56% 27 41% 2 3% 4 HĐTN thông qua sân khấu hóa 41 62% 24 36% 1 2%

HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính cống hiến

1 HĐTN thông qua thực hành lao động việc nhà, việc trường

25 38% 35 53% 6 9% 2 HĐTN thông qua các hoạt động xã hội/

tình nguyện

31 47% 28 42% 7 11%

Phƣơng pháp

1 Phương pháp giải quyết vấn đề 32 48,5% 32 48,5% 2 3%

2 Phương pháp sắm vai 45 68% 21 32% 0 0%

3 Phương pháp thuyết trình 40 60% 23 35% 3 5% 4 Phương pháp làm việc nhóm 39 59% 27 41% 0 0%

5 Phương pháp trò chơi 42 63% 21 32% 3 5%

- Về nội dung của HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn:

Kết quả số liệu tại bảng 2.5 cho thấy nhìn chung CBQL và GV đều nhận thức được mức độ rất cần thiết và cần thiết đối với các nội dung đưa ra khi tổ chức HĐTN. Trong đó hoạt động phát triển cá nhân và hoạt động lao động có 100% CBQL và GV cho là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên cịn có từ 9,5% và 13,5% CBQL và GV cho rằng nội dung hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp là không cần thiết. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV để giúp các thầy cơ có cái nhìn đúng đắn và tồn diện hơn nữa về nội dung HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn.

- Về phƣơng pháp HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn

Kết quả khảo sát tại bảng 2.5 thấy rằng đa số CBQL và GV nắm được các phương pháp cơ bản để tổ chức nội dung HĐTN. Trong đó phương pháp sắm vai, phương pháp làm việc nhóm có 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết. Phương pháp trò chơi, phương pháp thuyết trình có 95% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết. Đây là những phương pháp hay được sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn. Mặc dù vậy phương pháp dạy học theo dự án có 12% ý kiến cho rằng khơng cần thiết vì cho rằng phương pháp này mất thời gian và không phù hợp.

- Về hình thức HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn

+ HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính khám phá: 100% CBQL và GV cho rằng hình thức này cần thiết và rất cần thiết. Vì vậy HĐTN thơng qua các bài học cụ thể, thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, các trò chơi phù hợp với việc dạy học Ngữ văn hiện nay.

+ HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính tham gia lâu dài: có 5% CBQL và GV cho rằng HĐTN thơng qua dự án và nghiên cứu khoa học là không cần thiết. 100% CBQL và GV cho rằng hình thức HĐTN thơng qua các Câu lạc bộ cần thiết và rất cần thiết.

+ HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính thể nghiệm/ tương tác: hầu hết CBQL và GV cho rằng hình thức HĐTN này cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn cịn một số CB và GV khơng đồng ý với HĐTN này (HĐTN thông qua diễn

đàn 7%, HĐTN thông qua giao lưu 8%, HĐTN thông qua Hội thảo/xemina 3%, HĐTN thơng qua sân khấu hóa 2%).

+ HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn có tính cống hiến: hầu hết CBQL và GV cho rằng hình thức HĐTN này cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL và GV không đồng ý với HĐTN này (HĐTN thông qua thực hành lao động việc nhà, việc trường 9%, HĐTN thông qua các hoạt động xã hội/ tình nguyện 11%).

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy đa số CBQL và GV cho rằng các nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn là phù hợp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới. Tuy nhiên các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn chưa có sự thống nhất, một số GV thực hiện chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, cịn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu để mang lại hiệu quả cao trong giáo dục tồn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới nhà trường, tổ chuyên môn cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN cho học sinh được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)