Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 97 - 100)

3.2. Biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trƣờng

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học

văn theo định hướng chương trình GDPT mới

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương trình phổ thơng mới rất quan trọng vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình HĐTN, giúp cho TTCM xác định được nội dung, phương pháp, thời gian, nguồn nhân lực… tham gia vào HĐTN.

- HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn là rất đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và không gian tổ chức hoạt động, khơng chỉ có lực lượng trong nhà trường mà cịn có cả lực lượng bên ngồi nhà trường. Do đó xây dựng kế hoạch HĐTN khoa học nhằm đảm bảo tính ổn

định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động nhằm tạo môi trường trải nghiệm cho học sinh.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp

- TTCM xây dựng kế hoạch HĐTN của tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường

- Kế hoạch này phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được trên các mặt hoạt động của môn Ngữ văn trong năm học. Xây dựng nội dung, các bước tiến hành, các biện pháp chính để tổ chức HĐTN. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng q trình thực hiện cơng việc.

- Kế hoạch phải xác định rõ nội dung cụ thể HĐTN.

- Kế hoạch phải xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện, TTCM cần thực hiện các biện pháp như: Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch (GV, HS, CMHS…) để khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo cho các HĐTN; Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn…, phân công lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận tổ chức HĐTN. Từ những kế hoạch chi tiết của nhóm chun mơn, giáo viên TTCM tổng hợp thành kế hoạch HĐTN chung cho cả năm học, từng tháng, tuần.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- TTCM cần nắm vững về thông tin về đội ngũ, về CSVC, về HS, về chương trình GD tổng thể, về các quy định của trường và của ngành GD.

- TTCM và giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch HĐTN.

- Phát huy tính đa năng lực của các thành viên trong tổ. Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngồi nhà trường.

- Phải có sự chỉ đạo nhất quán từ TTCM đến các cá nhân trong tổ; phải giao việc và phân trách nhiệm rõ ràng; phải phối hợp tốt giữa các lực lượng trong việc

xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN; trong q trình thực hiện phải có những thay đổi cần thiết sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

- Xây dựng kế hoạch cần dự trù kinh phí cũng như những điều kiện khác khi tổ chức hoạt động, dự kiến thời gian tổ chức cho phù hợp.

- TTCM luôn ln khuyến khích những phương pháp tổ chức HĐTN tích cực, hiệu quả.

3.2.5. Biện pháp 5. Đa dạng hóa nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn theo định hướng chương trình phổ thơng mới

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tăng tính hấp dẫn của HĐTN, tạo môi trường để học sinh thực sự được trải nghiệm về kiến thức, kỹ năng đã học, trải nghiệm về xúc cảm tình cảm trong mọi mối quan hệ, trải nghiệm về kỹ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội ...

- Các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cần phải đa dạng và phong phú, nhằm tạo sức hấp dẫn, phù hợp với từng loại hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo động lực để thu hút các đối tượng bộc lộ được những phẩm chất và năng lực đã được tích lũy từ tri thức, cống hiến hết mình khi tham gia vào hoạt động thực tiễn.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- HĐTN luôn luôn đổi mới, phong phú là yếu tố quan trọng để thu hút HS tích cực tham gia. Nếu các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức lặp lại, khơng phong phú HS sẽ bị nhàm chán, tẻ nhạt. Thế nên, hoạt động càng đa dạng, phong phú, ln đổi mới sẽ kích thích và hấp dẫn các em nhiều hơn.

- Yêu cầu GV cần phải luôn làm mới các hình thức tổ chức HĐTN bằng cách tổ chức hoạt động ở mỗi chủ đề, mơn học phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, u cầu của mơn học, phù hợp với khả năng, tâm lý lứa tuổi học sinh.

- Hướng dẫn GV tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để HS cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch HĐTN với hình thức phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo HS tham gia.

động phát triển năng lực cá nhân theo đặc thù bộ môn, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp). Về hình thức (HĐTN có tính khám phá, HĐTN có tính tham gia lâu dài, HĐTN có tính thể nghiệm/ tương tác, HĐTN có tính cống hiến). Về phương pháp (Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp thuyết trình, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp trị chơi, phương pháp dạy học theo dự án

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Các hình thức tổ chức HĐTN được thiết kế theo từng lĩnh vực trải nghiệm sao cho phù hợp.

- Cần đa dạng hóa các lĩnh vực của HĐTN. Ví dụ: Lĩnh vực học tập: Câu lạc bộ, dự án học tại hiện trường, thực tế địa phương, thi tìm hiểu …Lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống: Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện, trải nghiệm đóng góp cải tạo mơi trường, chăm sóc các cơng trình văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, thi tìm hiểu, sân khấu hóa các hoạt động theo chủ đề … Lĩnh vực trải nghiệm xúc cảm, tình cảm: Tham gia các hoạt động giao lưu, sân khấu hóa theo hình thức xử lý tình huống, thuyết trình, …

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- TTCM và GV Ngữ văn phải có kiến thức về hoạt động HĐTN.

- Ngay từ đầu năm học phải xây dựng và phê duyệt KH năm học của tổ chuyên môn, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ cho từng hoạt động để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch HĐTN tránh trùng với các hoạt động khác của tổ và của trường.

- GV phải không ngừng, trau dồi năng lực tổ chức, phương pháp tổ chức các hoạt động; tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc nâng cao năng lực tổ chức, đa dạng các hình thức tổ chức HĐTN một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)