Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 94 - 97)

3.2. Biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trƣờng

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức

cho GV Ngữ văn theo định hướng chương trình GDPT mới

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Trường THPT chun địi hỏi đội ngũ CBQL phải có phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn, nghiệp vụ, năng lực QL tốt, tận tâm với trường chuyên; GV phải đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có

trình độ chun mơn nghiệp vụ cao đáp ứng nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG tạo nguồn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, việc bồi dưỡng đội ngũ có trình độ, năng lực, có khả năng tổ chức thực hiện các HĐTN là một trong những yêu cầu rất quan trọng. Thực tế cho thấy năng lực GV Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một trường chuyên trong thời kỳ mới. Việc nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ cho GV trong tổ chun mơn là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng GD. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức HĐTN cho GV Ngữ văn phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài.

- Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chun mơn cho GV đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ giáo dục nói chung và quản lý tổ chức thực hiện HĐTN nói riêng. Giúp giáo viên tăng cường kiến thức, kỹ năng về HĐTN tổ chức tốt các HĐTN đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Hàng năm TTCM cần chú trọng vào việc đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức HĐTN cho GV Ngữ văn phải tạo ra được bầu khơng khí lành mạnh để GV tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất trong tổ, nhóm chun mơn và phải có sự đồng thuận tích cực của GV.

- Từ thực trạng quản lý HĐTN môn Ngữ văn theo định hướng chương trình phổ thơng mới, từ năng lực quản lý tổ chức các HĐTN tác giả đề xuất nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức HĐTN cho TTCM và GV Ngữ văn như sau:

Đối với TTCM

TTCM trường THPT chuyên cần nắm vững các khối kiến thức sau đây: + Kiến thức về khoa học QLGD, về nghiệp vụ QL, trong đó nắm vững và thực hiện thành thạo các chức năng QLGD.

phát triển chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh...

+ Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học để TTCM có thể nghiên cứu tài liệu, giao tiếp và ứng dụng CNTT trong công tác QL các HĐTN.

+ Bồi dưỡng các nội dung liên quan đến HĐTN như: cách xây dựng kế hoạch, các nội dung và hình thức tổ chức, cách chỉ đạo và các hoạt động kiểm tra đánh giá.

Đối với đội ngũ GV

+ Bồi dưỡng nâng cao những nhận thức chung về HĐGD và HĐTN: Kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDPT trong bối cảnh hiện nay. Kiến thức về tâm lý học: nhận biết các dấu hiệu, những biểu hiện mang tính đặc trưng của những HS có năng lực đặc biệt về từng lĩnh vực. Kiến thức về HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn.

+ Bồi dưỡng về nội dung, hình thức, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá các HĐTN.

+ Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức HĐTN.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để tổ chức HĐTN đạt hiệu quả, tổ chun mơn cần có đội ngũ GV có năng lực sư phạm, có uy tín với đồng nghiệp, với học sinh và nhân dân địa phương, đặc biệt là phải có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Để có nguồn nhân lực này thì TTCM cần tham mưu cho nhà trường để chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng. Một trong những cách thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức HĐTN cho GV Ngữ văn:

- Tổ chức tập huấn: Trong thực tế việc đào tạo ở trường sư phạm, giáo sinh chưa được tham gia các hoạt động này nhiều, nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Hiện nay HĐTN của nhà trường còn đơn điệu, chưa hiệu quả. Vậy nên phải tổ chức tập huấn cho GV tổ chức HĐTN để họ cập nhật kiến thức mới và thực hiện hoạt động này tốt hơn.

chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác. Công tác tập huấn được tổ chức dưới hình thức: Biên soạn tài liệu, cung cấp tài liệu, mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn. Nhân rộng các mơ hình HĐTN có hiệu quả. Mạnh dạn giao nhiệm vụ cho GV và HS có sự giám sát kiểm tra của TTCM. Dạy một số chuyên đề cụ thể để bổ trợ cho người tổ chức có thêm vốn kiến thức như: nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật giao tiếp, ca hát,...

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng. TTCM tham mưu cho hiệu trưởng cần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV có cơ hội được đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, giao lưu học tập để nâng cao chất lượng đội ngũ trong việc tổ chức HĐTN trong nhà trường.

- Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua. Cần xây dựng những tiêu chí thi đua vừa mang tính định tính, vừa mang tính định lượng để đánh giá kết quả của việc thực hiện tổ chức HĐTN của GV, HS. Đặc biệt trong việc xếp loại thi đua trong nhà trường phải chặt chẽ, thấu tình đạt lý, đảm bảo tính cơng bằng, có khen thưởng động viên kịp thời những người có thành tích, sáng kiến trong việc tổ chức HĐTN nhưng cũng phải phê bình thẳng thắn những trường hợp làm việc chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 94 - 97)