Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 100 - 102)

3.2. Biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trƣờng

3.2.6.Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức

dạy học mơn Ngữ văn theo định hướng chương trình phổ thơng mới

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả các HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch HĐTN đúng hướng, có chất lượng,

đồng thời phát hiện những sai lệch để kịp thời uốn nắn cũng như những thành cơng để khuyến khích và nhân rộng.

- Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận quan trọng hợp thành trong hoạt động giáo dục, là khâu cuối cùng của chức năng QL. Trên cơ sở đó giúp phản hồi kết quả triển khai HĐTN cho HS, có vai trị tích cực trong điều chỉnh nếu có sai lệch.

- Kiểm tra q trình tổ chức HĐTN cho HS chính là giám sát việc thực hiện kế hoạch. Giúp TTCM thu thập và xử lý kịp thời những thông tin từ thực tiễn, làm cơ sở cho những chủ trương, giải pháp và phương hướng chỉ đạo tiếp theo trong HĐTN cho HS.

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS làm cho hoạt động giảng dạy, học tập ở trường gắn với thực tế, tạo hứng thú học tập cho HS, thúc đẩy HS học tập năng động hơn. Tăng cường khả năng tự đánh giá của HS nói chung và tự đánh giá HĐTN của bản thân.

- Kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng tất cả các khâu của HĐTN cho HS.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá phải xây dựng theo kế hoạch, vừa được tiến hành định kỳ thường xuyên đồng thời kết hợp cả kiểm tra đột xuất để đánh giá kết quả một cách khách quan, trung thực, phản ánh thơng tin chính xác cho TTCM.

- Kiểm tra định kì, giúp TTCM nắm được tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch HĐTN cho HS. Qua kiểm tra, TTCM phát hiện được các thiếu sót để kịp thời, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

- Kiểm tra gắn liền với đơn đốc q trình thực hiện kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra phải thực hiện bao quát và toàn diện tất cả các khâu, các quá trình tổ chức thực hiện HĐTN cho HS.

- Đối với tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn, đánh giá cần thực hiện ở các nội dung như: Đánh giá điều kiện triển khai thực hiện HĐTN của tổ chuyên môn. Đánh giá quá trình GD, rèn luyện HĐTN của học sinh. Đánh giá kết quả HĐTN của HS sau khi đã được GD, rèn luyện.

- Sau khi có kết quả đánh giá TTCM cần phải so sánh kết quả đạt được và mục tiêu đề ra từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Công tác kiểm tra phải lập kế hoạch cụ thể, được thực hiện kịp thời, thường xuyên, tuyệt đối không thực hiện một cách tự phát. Kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN cho HS phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực.

- Yêu cầu phải đặt hiệu quả lên hàng đầu và phải có kết luận sau mỗi đợt kiểm tra. Kết luận phải nêu rõ được những những mặt làm được và chưa làm được, phải có nội dung tư vấn cho người được kiểm tra, tránh làm cho công tác kiểm tra trở nên nặng nề.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính khách quan cơng tâm, thu hút nhiều bộ phận trong nhà trường cùng tham gia hoạt động kiểm tra, đánh giá. Chính từ tính tập thể, có sự tham gia của đơng người vào hoạt động kiểm tra sẽ tạo hiệu ứng tác động đến ý thức tự kiểm tra của những cá nhân, tổ chức có liên quan đến HĐTN ho HS.

- GV thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: Nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tiến hành hoạt động kiểm tra. Khi phát hiện những bất cập cần có thái độ thẳng thắn, cơng tâm để nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của vấn đề, xử lí kịp thời. Qua kiểm tra, đánh giá cần khích lệ, biểu dương, khen ngợi những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ GD, phát triển HĐTN cho HS.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả, TTCM cần tiếp thu thơng tin chính xác và tổ chức xác minh, xử lý nhanh chóng. GV thực hiện kiểm tra, đánh giá phải được tập huấn và nắm chắc các phương pháp, cách thức kiểm tra, đánh giá, nắm vững các kỹ năng sống được giáo dục và rèn luyện trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 100 - 102)