Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 33 - 37)

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ

1.4.2. Yếu tố khách quan

- Chương trình GDPT mới chuyển căn bản từ tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp [11].

+ Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chương trình hướng tới phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng riêng của mỗi học sinh.

+ Thực hiện giáo dục tồn diện: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản; rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và định hướng nghề nghiệp. Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối

sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

+ Mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của chương trình mới được cụ thể hố bằng chuẩn đầu ra. Đối với giáo dục phổ thông, chuẩn đầu ra từng cấp học bao gồm hệ thống các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt, trong đó mỗi năng lực được thể hiện thông qua các tiêu chí, các biểu hiện cụ thể, được sắp xếp theo một lôgic hợp lý.

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm

chất và năng lực học sinh

+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. HS tự tìm tịi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển hình thức tổ chức giáo dục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang đa dạng hố hình thức học tập, đồng thời với dạy học trên lớp phải chú trọng các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học.

- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Công văn Số: 3711/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 nêu rõ đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá như sau:

- “Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh”.

- “Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ

thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành”.

- “Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết (nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học); Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngơn ngữ theo cách của riêng mình, phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập); Vận dụng (kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành cơng tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học); Vận dụng cao (vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống). Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao”.

- “Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”.

- “Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của nhà trường; xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang mạng "Trường học kết nối" của sở GDĐT, phòng GDĐT và các nhà trường. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.

Tiểu kết Chƣơng 1

HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường. HĐTN với những định hướng giúp học sinh được trải nghiệm, là sự nối tiếp hoạt động dạy học trên lớp, là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

Các khái niệm cơ bản về hoạt động, hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, quá trình dạy học, HĐTN, Quản lý tổ chức HĐTN và một số vấn đề lí luận về HĐTN, những vấn đề cơ bản của HĐTN môn Ngữ văn theo định hướng chương trình GDPT mới được trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng và thiết yếu để tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất biện pháp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Q Đơn, tỉnh Ninh Thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐƠN, TỈNH NINH THUẬN THEO ĐỊNH

HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)