Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của HĐTN trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 89 - 92)

3.2. Biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trƣờng

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của HĐTN trong dạy

Ngữ văn cho giáo viên Ngữ văn theo định hướng chương trình GDPT mới

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nhận thức bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn rồi phản ánh vào ý thức những hoạt động thực tiễn của con người. Khi tổ chức một hoạt động bất kỳ, vị trí và vai trị cũng như trách nhiệm của các lực lượng tham gia có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cơng tác QL của hoạt động đó. Cho nên, việc quán triệt và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích tích cực chủ động, tự giác trong cơng việc cho đội ngũ GV, gia đình HS, các lực lượng ở cộng đồng xã hội là điều kiện hết sức quan trọng.

- Về bản chất, HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn giúp học sinh hình thành năng lực và phẩm chất, tạo cơ hội để học sinh được trau dồi bổ sung kiến thức thực tế, từ đó các em tự điều chỉnh về hành vi, thái độ, đạo đức, lối sống của bản thân nhằm hướng tới hoàn thiện và phát triển nhân cách, nâng cao nhận thức về các lĩnh vực học tập. HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn cịn giúp học sinh biết giữ gìn,

phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước. Vì vậy, nhà trường và tổ chun mơn cần tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, giúp cho đội ngũ CB, GV trong nhà trường nhận thức được rằng: vai trị và vị trí của GV chính là người tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi, giúp đỡ để học sinh được trực tiếp tham gia HĐTN.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền giúp cho GV nhận thức đúng vai trị của HĐTN đối với q trình GD tồn diện. Giúp cho GV thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả HĐTN trong trường và trong dạy học môn Ngữ văn.

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV và sự tích cực tham gia hưởng ứng của các em HS. Hình thành kiến thức và khả năng tổ chức HĐTN cho GV.

- Học tập, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc để GV thấu hiểu và thống nhất quan điểm trong công tác quản lý, tổ chức HĐTN, tránh nhìn nhận một cách phiến diện.

- Tổ chức các buổi tập huấn về HĐTN, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về HĐTN.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với TTCM tổ Ngữ văn: Cần tìm hiểu sâu hơn về các văn bản quy định

về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, kỹ thuật kiểm tra đánh giá HĐTN để triển khai đến các thành viên trong tổ nhằm làm rõ tính pháp lý, nâng cao nhận thức của mọi người trong việc thực hiện các HĐTN. Để thực hiện nhiệm vụ này, TTCM cần Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm năm học, cần phân bố hợp lý giữa hoạt động dạy học chính khóa và các HĐGD khác, khơng coi nhẹ hoạt động GD nào, định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo, quản lý HĐGD toàn diện. Căn cứ kế hoạch, TTCM có những biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả; TTCM phải là người tuyên truyền, tổ chức học tập, bồi dưỡng GV trong tổ tham gia vào quá trình tổ chức HĐTN để mọi thành viên có nhận thức đầy đủ về vai trị trách nhiệm của mình với việc tổ chức HĐTN của tổ chuyên môn; Tham mưu với Hiệu trưởng đề xuất hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể lớp trong nhà trường có những sáng kiến thể hiện sự sáng tạo và hiệu quả cao trong hoạt động TNST. Bên cạnh đó, phải nhắc nhở, phê bình những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ giáo dục trong HĐTN.

- Đối với giáo viên Ngữ văn: Nhận thức của GV về vai trò, chức năng, nhiệm

vụ của HĐTN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức HĐTN. Nhiệm vụ của TTCM là làm cho GV trong tổ nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN trong việc hình thành nhân cách của học sinh, từ đó mỗi GV xác định nhiệm vụ tổ chức HĐTN là nhiệm vụ của bản thân mình chứ khơng phải của người khác. Để làm cho GV nhận thức được vai trò của HĐTN, TTCM phải tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng cho GV một số nội dung sau:

+ Các quy định pháp lý về việc tổ chức HĐTN trong tổ chun mơn, trong đó quy định rõ về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức trong HĐTN; chức năng, nhiệm vụ của GV khi thực hiện nhiệm vụ này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất giúp TTCM chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

+ Thông qua việc tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, học tập, trao đổi kinh nghiệm phải làm cho GV nhận thức được tầm quan trọng trong việc tổ chức HĐTN. Để làm cho giáo viên thấu hiểu quan điểm trên, ngoài các biện pháp tuyên truyền TTCM có thể sử dụng thêm các biện pháp như: thuyết phục, giao nhiệm vụ, xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức kiểm tra đánh giá, đưa vào quy chế thi đua khen thưởng.

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng cử GV tham gia các lớp tập huấn theo các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.

+ Sưu tầm, cung cấp tài liệu cho GV nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao năng lực tổ chức HĐTN.

+ Thông qua các hoạt động sinh hoạt bồi dưỡng chuyên đề, thảo luận về việc tổ chức HĐTN, tạo điều kiện để GV được trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm công tác tổ chức HĐTN trong nhà trường.

+ Ghi nhận sự đóng góp của GV để GV tự chủ động, tự ý thức, tự thấy mình phải có trách nhiệm, nhất là ln tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện được những nội dung đó cần phải có sự sát sao trong chỉ đạo, quản lý HĐTN của TTCM, cũng như sự ủng hộ hoạt động của nhà trường. Bộ máy tổ chức trong tổ phải ổn định, đảm bảo tập trung dân chủ, tập thể phải thực sự đoàn kết, đảm bảo sự đồng bộ thực hiện được kế hoạch đề ra.

- Tham mưu xây dựng qui chế thi đua khối CB, GV-NV và thi đua khối HS của nhà trường phải có tiêu chí chấm điểm về cơng tác tổ chức HĐTN cho học sinh. Trong phiếu đánh giá giờ dạy nên bổ sung tiêu chí tích hợp nội dung HĐTN cho học sinh trong bài học.

- Trong kế hoạch năm học của GV phải có tiêu chí về tổ chức HĐTN cho HS và đánh giá cuối năm phải dựa vào tiêu chí đó để xếp loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 89 - 92)