Những vấn đề cơ bản của HĐTN môn Ngữ văn theo định hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 27 - 31)

trình GDPT mới

1.3.1. Mục tiêu chương trình GDPT mới

Mục tiêu chương trình GDPT mới: “Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, chương trình giáo dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh” [3].

(Trích tài liệu triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2019)

1.3.2. Mục tiêu mơn Ngữ văn trong chương trình GDPT mới

- Chương trình mơn Ngữ văn góp phần cùng các mơn học khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính; đặc biệt là giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình u đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, ý thức góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hố Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Chương trình mơn Ngữ văn góp phần cùng các mơn học khác hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; đặc biệt là giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản và cách ứng xử của một người có văn hố.

- Chương trình được xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể, mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

- Về phương pháp giáo dục, do yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực nên chương trình nhấn mạnh việc chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe-nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh về vấn đề đang học, từ đó tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hồn thiện những hiểu biết ấy; khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.

- Về đánh giá kết quả giáo dục, chương trình hướng dẫn giáo viên và cơ sở giáo dục kết hợp đánh giá định tính và định lượng, đánh giá thơng qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp lớp. Các đề thi, kiểm tra, căn cứ vào yêu cầu cần đạt đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học, đặc biệt chú trọng yêu cầu vận dụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới.

- Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ và những suy nghĩ của chính học sinh, khơng vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo.

- Mục tiêu HĐTN môn Ngữ văn theo chương trình GDPT mới: hình thành cho HS những phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…; hình thành cho HS những năng lực như: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề sáng tạo, NL thiết kế và tổ chức hoạt động, NL định hướng nghề nghiệp, NL cảm thụ thẩm mỹ…[3], [4]

1.3.3. Sự cần thiết HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng chương GDPT mới hướng chương GDPT mới

- HĐTN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy –trong nhà trường nói chung và với mơn Ngữ văn nói riêng. HĐTN trong dạy học mơn Ngữ văn rất cần thiết vì:

- HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương GDPT mới đúng xu hướng của giáo dục thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực cho người học. Thơng qua HĐTN hình thành cho HS các năng lực, giúp các em có thể phát huy hết khả năng tư duy của mình, biến quá trình học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo.

- HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương GDPT mới thực hiện đúng theo các văn bản như: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [9]; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản, tồn diện GD-ĐT” [10]; Quyết định

số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng” [20]; Chương trình giáo dục phổ thơng (Ban hành k m theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT) [3].

- HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương GDPT mới giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học và những phẩm chất tốt đẹp, những quan niệm sống, phép ứng xử nhân văn; tạo cơ hội để học sinh được trau dồi bổ sung kiến thức thực tế, từ đó các em tự điều chỉnh về hành vi, thái độ, đạo đức, lối sống của bản thân nhằm hướng tới hoàn thiện và phát triển nhân cách, nâng cao nhận thức về các lĩnh vực học tập…

- HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương GDPT mới còn giúp học sinh biết giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước và chủ động, tích cực tham gia vận động người khác tham gia giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hố của q hương, đất nước. Đặc biệt, thơng qua HĐTN

mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho bản thân trong tương lai và người cơng dân có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 27 - 31)