Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức HĐTN môn Ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 84 - 88)

trƣờng chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận

Qua nghiên cứu nghiên cứu thực trạng tổ chức HĐTN môn Ngữ văn của trường chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận chúng tôi nhận thấy rằng: phần nhiều CBQL, GV và HS đều đón nhận chương trình, nội dung, định hướng đổi mới một cách tích cực, có nhận thức đúng đắn và rõ ràng về vai trò của những HĐTN mở rộng thêm cho học sinh cơ hội được trải nghiệm. Công tác quản lý tổ chức HĐTN đã được tổ Ngữ văn nhận thức đúng đắn và triển khai tại tổ chuyên môn.

Dựa trên kế hoạch tổng thể của nhà trường, tổ Ngữ văn đã tiến hành rất nhiều cách thức tổ chức, biện pháp chỉ đạo: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ từng thành viên trong quản lý thực hiện chương trình HĐTN; hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch hoạt động, cung cấp kế hoạch mẫu; xây dựng nội dung phối hợp giữa GVCN với BCH Đoàn Thanh niên thực hiện chương trình. TTCM sát sao chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận bám sát nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN.

Hầu hết các chủ đề hoạt động ở tất cả các tháng trong năm học đã được xây dựng lồng ghép vào các nội dung hoạt động để nâng cao tính trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh; triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

HĐTN môn Ngữ văn của trường chuyên Lê Q Đơn, Ninh Thuận nhìn chung đã được triển khai và bước đầu đạt được kết quả. Quá trình đổi mới phương pháp, hình thức, nội dung tổ chức các hoạt động, công tác quản lý và chức năng của quản lý thực hiện các HĐTN đã được thực hiện đ ầ y đủ theo quy trình. Từ thực trạng đã phân tích trên tác giả rút ra một số đánh giá về tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận như sau:

2.6.1. Ưu điểm

- Hầu hết GV và HS có nhận thức đúng đắn về vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của HĐTN đối với việc giáo dục toàn diện học sinh. Các GV Ngữ văn đều xác định được

HĐTN là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục. HĐTN giúp củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách HS. Sự nhận thức này là cơ sở cho việc đẩy mạnh những hình thức tổ chức khác nhau, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường, khích lệ GV và HS nỗ lực thi đua dạy tốt, học tốt. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tăng lên rõ rệt, nhất là chất lượng học sinh khá giỏi.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chun mơn, trong đó có HĐTN, giúp nhà trường tổ chức thành công các HĐTN cho học sinh. TTCM quản lý sâu sát về chuyên môn, HĐTN được tổ chức trong tổ thực sự tạo ra bước chuyển biến về chất lượng. TTCM triển khai thực hiện đầy đủ các HĐTN chương trình của Bộ GD&ĐT, các chỉ đạo của Sở GD&ĐT trong đó lồng ghép các hoạt động cho học sinh.

- Học sinh có nguyện vọng và tích cực tham gia các HĐTN đáp ứng nhu cầu và phù hợp với tâm lý học sinh.

- HĐTN làm khơng khí trường sôi nổi, vui vẻ, mọi người gần gũi, gắn bó nhau hơn, tạo nên khơng khí thoải mái, đồn kết trong tập thể.

- Tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch HĐTN trong năm học và chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch với các hoạt động cụ thể trong học kỳ, trong từng tháng, cụ thể.

- Tổ chuyên môn đã phối hợp được với các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức HĐTN. Trong đó phụ huynh và các đồn thể xã hội thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và có sự đóng góp để tổ Ngữ văn tổ chức tốt các HĐTN cho học sinh.

2.6.2. Hạn chế

- Một số GV vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐTN đối

với học sinh THPT. Một số giáo viên chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức khoa học và bỏ qua việc tổ chức HĐTN cho các học sinh. Một số khác lại ngại khó nên khơng đầu tư tổ chức HĐTN, chỉ đối phó khi Ban chỉ đạo kiểm tra. Năng lực quản lí, tổ chức HĐTN của một số GV cịn có những hạn chế, đặc biệt là kỹ năng tổ chức hoạt động và năng lực điều phối hoạt động của học sinh.

- Công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức, khả năng thực hiện của giáo viên và học sinh cịn ít, chưa được quan tâm. Chính vì vậy kỹ năng tổ chức của giáo viên bị hạn chế, họ thường chỉ bám sát nội dung hướng dẫn của sách mà không sáng tạo

thêm các ý tưởng cho các hoạt động. Học sinh thì bị động khơng có khả năng tự thiết kế, điều chỉnh theo ý bản thân.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường cịn thấp, chưa phát huy được sức mạnh của cha mẹ học sinh, nhà trường chưa mở rộng phạm vi hoạt động giao lưu với các lực lượng bên ngoài cộng đồng.

- Kế hoạch tổ chức HĐTN cịn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình cịn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thơng tin của xã hội chưa cao. Hình thức tổ chức HĐTNST nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn.

- Các điều kiện cho HĐTN còn chưa được đầu tư thoả đáng. Chỉ đạo và giám sát HĐTN còn chưa sát, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, việc giám sát, nhắc nhở còn chưa được làm thường xuyên. Trong mỗi hoạt động việc kiểm tra cịn mang tính hình thức. Sau mỗi hoạt động, vì lý do cơng việc bề bộn nên việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm còn chưa được coi trọng.

- Nguồn lực phục vụ cho HĐTN còn hạn chế, nhà quản lý chưa huy động được các nguồn lực từ cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội. Nguồn kinh phí cho việc tổ chức HĐTN cịn ít nên việc khen thưởng cịn chưa kịp thời.

- Hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ cịn có một số nội dung chưa được tiến hành thường xuyên.

2.6.3. Nguyên nhân

- Nhận thức của một số GV về vai trò và ý nghĩa của HĐTN trong việc hình

thành và phát triển tồn diện cho HS chưa sâu sắc. Vì vậy, vẫn cịn những học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN.

- Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến HĐTN và định hướng hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm chưa đồng bộ và cịn thiếu, chưa rõ ràng. Đặc biệt Bộ GD&ĐT chưa ban hành quy chế về các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thơng, trong đó có quy chế HĐTN và cơ chế phối hợp lực lượng.

- Các chỉ đạo của cấp trên, của Sở GD&ĐT về HĐTN chưa thường xuyên và

thiếu tính chiều sâu, mang nặng tính hình thức, khơng chú trọng vào phát triển các HĐTN cho học sinh.

- Cơ chế tài chính khơng đi đơi với u cầu giáo dục như hiện nay, gây khó khăn rất nhiều cho Hiệu trưởng cho TTCM trong quá trình quản lý điều hành nhà trường, đặc biệt là tổ chức các hoạt động HĐTN.

- Do cách đánh giá học sinh của ngành GD và xã hội chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, nhà trường chỉ tập trung kết quả dạy học chính khóa, ít quan tâm đến đánh giá HĐTN. Mặt khác, kỳ thi THPT quốc gia hiện nay còn mang nặng về mục đích thi cử, bản chất thi nội dung gì thì chỉ học nội dung đấy, càng làm cho nội dung giáo dục ở trường THPT, xã hội, đặc biệt là HS và cha mẹ HS quan tâm đầu tư hoạt động dạy - học kiến thức văn hóa trên lớp, xem nhẹ các HĐTN.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 đã khảo sát thực trạng nhận thức, thực trạng tổ chức và thực trạng quản lý HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận. Tác giả đã điều tra khảo sát, phỏng vấn, quan sát thực tế xử lý số liệu thông qua các đối tượng CBQL, GV, HS. Chúng tôi nhận thấy rằng trong quản lý, TTCM đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động, phân công và phối hợp các lực lượng trong việc thực hiện, thường xuyên đôn đốc, động viên, bước đầu tạo điều kiện cho GV trong tổ chức HĐTN.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. HĐTN chưa được thực hiện một cách tồn diện và đồng bộ, từ xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ GV, huy động các lực lượng-nguồn lực giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của HĐTN đối với môn học, đối với sự phát triển lâu dài và tồn diện nhân cách trí tuệ học sinh của một bộ phận giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường. HĐTN chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với môn học.

Để nâng cao hiệu quả HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận chúng tôi đã xác định những biện pháp cơ bản tổ chức HĐTN môn Ngữ văn trong dạy học theo định hướng chương trình phổ thơng mới ở Chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, TỈNH NINH THUẬN THEO ĐỊNH HƢỚNG

CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn ngữ văn của trường THPT chuyên lê quý đôn, tỉnh ninh thuận theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 84 - 88)