2.4.1. Điểm mạnh
Về công tác bổ nhiệm và quy hoạch TTCM: HT đã thực hiện tốt công tác bổ nhiệm TTCM, tổ phó các TCM. Cơng tác bổ nhiệm TTCM, tổ phó CM được thực hiện theo các quy trình chặt chẽ, khoa học. Về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của TCM: HT đã thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và GV về công tác xây dựng kế hoạch của TCM, nhóm CM và các cá nhân. Các kế hoạch đều có mẫu hướng dẫn thực hiện chung, đảm bảo sự thống nhất trong nhà trường. Về hoạt động quản lý hoạt động DH: Nhà trường đã thực hiện tốt hoạt động quản lý hồ sơ CM của GV. Công tác kiểm tra hồ sơ CM được thực hiện có hiệu quả, có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Hoạt động quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện theo từng tháng. Về hoạt động quản lý đổi mới PPDH đối với TCM: Công tác đổi mới PPDH đối với TCM được thể hiện rõ nhất qua các kỳ hội giảng, chuyên đề, sinh hoạt CM của các trường trong cụm CM. HT đã có những quan tâm nhất định đến việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV về lý luận, kiến thức kỹ năng của việc đổi mới PPDH.
Về quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM: TCM thực hiện nghiêm túc hoạt động quản lý hồ sơ CM của GV, việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD, công tác KTĐG cho điểm của TCM. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện có hiệu quả và có chất lượng.
2.4.2. Điểm yếu
Về công tác bổ nhiệm và quy hoạch TTCM: Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ TTCM, tổ phó và các đối tượng dự nguồn cho TTCM, tổ phó CM.
dựng kế hoạch của TCM cịn mang nặng hình thức, đối phó, các chỉ tiêu xây dựng cịn chưa sát với thực tế. Cơng tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa được thực có hiệu quả.
Về hoạt động quản lý hoạt động DH: Các TCM chưa có được sự thống nhất về các mục tiêu cơ bản của các bài, chương bài. Nhận thức của GV về đổi mới PPDH cịn nhiều hạn chế. Cơng tác bồi dưỡng thường xuyên của GV chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ chủ yếu thực hiện theo các chuyên đề của Phòng, nhà trường chưa có những chuyên đề bồi dưỡng riêng. Hoạt động quản lý giờ dạy của GV chưa chặt chẽ, vẫn cịn có hiện tượng GV ra sớm vào muộn.
Về hoạt động quản lý đổi mới PPDH đối với TCM: Công tác thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường chưa có chuyển biến rõ nét. Chưa có kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH dài hạn, chưa xây dựng được các điển hình về đổi mới PPDH và nhân rộng các điển hình.
Về quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM: Hoạt động sinh hoạt của TCM đã có nhiều những điểm tích cực, hiệu quả nhưng cịn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác bồi dưỡng giúp đỡ GV trong TCM hiệu quả thấp khó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong TCM. Công tác sinh hoạt của TCM về thảo luận các chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu chưa có hiệu quả rõ nét tác dụng làm chuyển biến chất lượng DH.
2.4.3. Thời cơ
Đất nước ta đã mở cửa và hội nhập với quốc tế ngày càng sâu rộng. Trên con đường mở rộng và hội nhập quốc tế đó chúng ta có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp nhiều những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Để đáp ứng được các yêu cầu phát triển đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những quyết sách để phát triển đất nước trong đó những quyết sách về phát triển GD&ĐT coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Ngành GD&ĐT đang có những đổi mới căn bản, tồn diện để đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Ngành GD&ĐT thành phố Hà Nội có những tăng cường chỉ đạo về đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD tập trung vào việc thực hiện quản lý tốt,
dạy tốt, học tốt.
2.4.4. Thách thức
Yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, PPDH của ngành GD trong thời kỳ mới đòi hỏi thay đổi phương thức quản lý nhà trường mới phù hợp.
Yêu cầu về bồi dưỡng để nâng cao trình độ và kỹ năng quản lý của người quản lý. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, yêu cầu của ngành GD cũng là một thách thức đối với nhà trường trong vấn đề ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường. Quản lý theo xu hướng chuẩn hố, hiện đại hố hiện nay địi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị DH thì mới đảm bảo cho yêu cầu phát triển.
Kết luận chƣơng 2
Qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực quản lý hoạt động TCM ở trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, có thể thấy: quản lý hoạt động TCM của nhà trường đã có nhiều những mặt mạnh, ưu điểm nhà trường đã làm được. HT nhà trường đã thực hiện tốt cơng tác bổ nhiệm TTCM, tổ phó các TCM; triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và GV về công tác xây dựng thực thi kế hoạch của tổ, nhóm CM. Về cơ bản, TTCM đã thực hiện tốt hoạt động quản lý hồ sơ CM của tổ và của GV; quan tâm thỏa đáng đến đổi mới PPDH ở các TCM, đã có những quan tâm nhất định đến việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng đổi mới PPDH; xây dựng và thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD, cơng tác KTĐG cho điểm của TCM. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện có hiệu quả và có chất lượng. Đồng thời cũng còn nhiều những điểm hạn chế, mặt yếu, chưa làm được. Đó là năng lực quản lý của đội ngũ TTCM, tổ phó CM; cơng tác xây dựng, thực hiện kế hoạch; quản lý hoạt động DH; quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM cũng còn hạn chế. Trên cơ sở thực tiễn đó trên, cần có những biện pháp tăng cường quản lý hoạt động TCM ở trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội để tiếp tục đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới, theo định hướng phát triển chiến lược đã xây dựng. Có thể tóm lược lại 6 hạn chế trong quản lý TCM tại trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng mai, TP Hà Nội như sau:
1. Chưa có qui hoạch TCM cụ thể, các kế hoạch chuyên môn chưa đi vào chuyên đề, còn dàn trải.
2. Hoạt động quản lý chưa có nhiều đổi mới.
3. Hoạt động dạy học chưa được quản lý hiệu quả theo hướng đổi mới PPDH 4. Hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao chun mơn nghiệp vụ cịn
hạn chế.
5. Sinh hoạt tổ nhóm cịn hình thức, chưa chú trọng nội dung. 6. Chưa bắt kịp được với các trường trong khu vực.
Đây là những căn cứ thực tế để tác giả tiếp tục nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM hiệu quả ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀN LỪ, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý
Các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THCS Đền Lừ cần phải phải xuất phát từ cơ sở khoa học quản lý và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn tại trường đặt ra, đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn được nêu trong chương 1 và chương 2 của luận văn này, đồng thời phải căn cứ vào những định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy biện pháp quản lý hoạt động TCM phải dựa trên các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện. Có thể kế thừa tồn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm, hay điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo hệ thống mới hồn tồn nhưng khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) – hiện tại (đang làm) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).
Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý, tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết phát huy vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết các vấn đề mà vấn đề mà thực tiễn quản lý hoạt động DH đặt ra.
3.1.2. Nguyên tắc phù hợp thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động TCM, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn quản lý hoạt động TCM. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải năm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của nhà trường, của địa phương. Đặc biệt phù hợp với điều kiện khó khăn và mang tính chất đặc thù của các trường THCS nội thành thành phố.
Trong những năm qua, nhân dân trên địa bàn quận Hồng Mai nói chung và các bạc phụ huynh có con trong độ tuổi THCS trong khu vực tuyển sinh của trường THCS Đền Lừ đã có nhận thức đúng đắn hơn về vai trị của GD&ĐT đối với sự phát triển trí tuệ, nhân cách của con người. Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc cho con em đến lớp đúng độ tuổi, đầu tư cho con em đi học và có cũng có những u cầu về mơi trường học tập cho con em mình. Do vậy cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng GD để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học. Quản lý tốt hoạt động TCM khơng ngồi mục đích là nâng cao chất lượng DH đó cũng là vấn đề hết sức cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng GD của trường THCS Đền Lừ nói riêng và các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Mai nói chung.
Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hóa mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động TCM được đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp của đường lối GD của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn GD đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo GD.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của HT, TTCM đối với các hoạt động TCM. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động TCM như: lập kế hoạch quản lý hoạt động TCM; tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động TCM; kiêm tra, đánh giá động TCM. Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu GD. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng hoạt động TCM mới được nâng cao.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính khả thi nếu khơng, tất cả các biện pháp quản lý hoạt động TCM đề xuất ra đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện phát địi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát thực tiễn GD, QLGD và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế GD tại cơ sở đó là các trường THCS quận Hoàng Mai.
Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, được áp dụng rộng rãi và tiếp tục được hồn thiện trong q trình thực hiện để ngày càng hồn thiện.
Tính khả thi cịn địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động TCM ở trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trƣờng THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
3.2.1. Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM trong hoạt động CM
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Chọn đúng người có khả năng, phù hợp với yêu cầu CM và công khai minh bạch công tác quy hoạch đội ngũ TTCM, tổ phó CM. Tạo điều kiện cho các thành viên trong quy hoạch có sự tương tác, có cơ hội giao tiếp làm quen với công việc sẽ phải đảm nhận. BGH chủ động trong sắp xếp bố trí cán bộ để nhà trường ổn định nhưng lại ln sẵn sàng ứng phó được với sự phát triển nhanh chóng của GD hiện nay
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành
Xây dựng TCM có cơ cấu, quy mơ phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động của TCM. Với một quy mô vừa phải và số lượng bộ mơn hợp lí trong một TCM là điều kiện thuận lợi để TTCM quản lý hoạt động của tổ. Do đó để xây dựng TCM, HT cần thực hiện làm tốt công tác dự báo phát triển của nhà trường, trước hết là dự báo được quy mô số HS, số lớp học của nhà trường, số GV của các bộ môn và những biến động về nguồn nhân lực đối với nhà trường như GV đi học dài hạn, GV nghỉ hưu… Từ kế hoạch phát triển của nhà trường và trên cơ sở thực tế số lượng GV của các bộ môn, HT xây dựng kế hoạch quy hoạch TCM. Công tác quy hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Đảm bảo về số lượng tổ viên của TCM. Đối với những TCM có số lượng GV nhiều như các môn Văn, Tốn, Tiếng Anh … thì xây dựng quy hoạch thành TCM riêng. Tuy nhiên số lượng GV trong các TCM này không nên quá 12 thành viên. Đối với những trường có số lượng đơng q 12 thành viên thì tách thêm thành các TCM. Điều này đảm bảo cho TTCM dễ dàng thực hiện hoạt động quản lý của mình, bên cạnh đó tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng lực CM, kỹ năng sư phạm, phát huy sáng tạo trong phương pháp, kỹ thuật DH thông qua việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên. Với quy mô phù hợp sẽ giảm thiểu được những bất đồng ý kiến và những khác biệt nảy sinh trong quá trình hoạt động của TCM.
Xây dựng quy hoạch TCM cần căn cứ vào sự tương đồng, liên môn của các bộ mơn. Các bộ mơn có những gần gũi nhau về khoa học bộ mơn là yếu tố để các thành viên trong TCM tìm được tiếng nói chung, tạo nên sự đồng thuận. Các cá nhân