Thực trạng hoạt động sinh hoạt tổ nhóm CM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

2.2. Thực trạng hoạt động TC Mở trƣờng THCS Đền Lừ

2.2.3. Thực trạng hoạt động sinh hoạt tổ nhóm CM

2.2.3.1. Về tổ chức các hoạt động sinh hoạt CM

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động sinh hoạt CM và tham gia của GV.

STT Nội dung đánh giá

Đối tượng đánh giá Số lượng Số người đánh

giá Điểm trung bình RT T BT CT

4đ 3đ 2đ 1đ

1 GV đảm bảo ngày công giờ công trong

năm học.

CBQL 8 4 3 1 0 3.4 GV 28 15 10 13 0 4.1

2

Tham dự đầy đủ các giờ sinh hoạt CM tổ nhóm triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về CM của cấp trên, tập huấn PPDH và thường do ban giám hiệu (BGH) triển khai

CBQL 8 3 3 2 0 3.1

GV 28 10 10 8 0 3.1

3

Tổ chức trao đổi, thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình cũng như điều kiện thực tế của nhà trường

CBQL 8 1 2 3 2 2.3 GV 28 5 5 12 6 2.3

4

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, rút bài học kinh nghiệm, việc phổ biến áp dụng các SKKN có chất lượng, lan tỏa các chuyên đề hay

CBQL 8 0 2 2 4 1.8 GV 28 3 8 14 3 2.4

5

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng CM các cấp, giao lưu, học tập CM trường bạn.

CBQL 8 8 0 0 0 4. 0 GV 28 15 10 3 0 3.4

Qua bảng khảo sát ta thấy, nhiều năm qua, công tác sinh hoạt CM ở THCS Đền Lừ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xuyên. Sinh hoạt CM không chỉ giúp mỗi GV nâng cao năng lực CM cho bản thân mà SHCM cịn là mơi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả GV, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác; hình thành mơi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mỗi nhà trường. Điều này thể hiện ở điểm trung bình khá cao ở các mục ghi nhận sự tham gia, hưởng ứng của GV.

Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng các hoạt động sinh hoạt CM diễn ra cịn hình thức. Cụ thể là việc tổ chức chuyên đề hàng tháng, rút kinh nghiệm cịn được thực hiện một cách hình thức, chưa có chất lượng thực sự, chất lượng các buổi SHCM chưa cao. Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng, nhất là việc phổ biến áp dụng các SKKN còn nhiều hạn chế. Các báo cáo chuyên đề, SKKN được nghiệm thu xong để đấy. Đối với công tác dự giờ và đặc biệt là việc trao đổi rút kinh nghiệm tiết học GV cũng không mấy hứng thú nên buổi thảo luận thường trầm lắng, ít ý kiến phát biểu.

Một số nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên có thể kể ra là việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt CM cịn hời hợt, chưa có sức thuyết phục nên khơng thu hút được sự quan tâm trao đổi của GV. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới PPDH và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Hoạt động quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và kiểm tra thường xuyên. Về dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy, do xuất phát từ mục đích của buổi dự giờ là để đánh giá kĩ năng DH và năng lực CM của GV nên tạo ra áp lực cho cả người dạy và người dự. Người dạy sẽ chỉ ngồi nghe còn người dự trở thành giám khảo phán xét, đánh giá. Lí do tiếp theo nữa là xuất phát từ suy nghĩ của người dự giờ, dự sinh hoạt, khi được mời phát biểu đều chưa mạnh dạn phát biểu một cách xây dựng mà chỉ sơ xài cho xong việc và không làm ảnh hưởng đến kết quả xếp loại của GV. Ngoài ra còn do một số hạng mục cơ sở vật chất khơng đảm bảo, hoặc ít GV nên SHCM đảm bảo chất lượng được. Một nguyên nhân khác cũng phải kể đến là thời gian dành cho SHCM cịn ít. Theo kinh nghiệm

của Nhật Bản thì sau khi tham dự khoảng 50 buổi SHCM thì GV có sự thay đổi nhất định và họ có thể nhận ra tác dụng của SHCM sau khi dự 100 buổi. Trong khi đó, theo quy định của chúng ta hiện nay nếu tính cả 5 tuần trong hè mỗi trường cũng chỉ tổ chức nhiều nhất khoảng 50 buổi.

2.2.3.2. Về công tác sinh hoạt chuyên đề, rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, hội giảng, hội thi GV giỏi

Bảng 2.11. Thực trạng sinh hoạt chuyên đề, rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, hội giảng, hội thi GV giỏi

STT Nội dung đánh giá

Đối tượng đánh giá Số lượng Số người đánh giá Điểm trung bình RT T BT CT 4đ 3đ 2đ 1đ

1 Tổ nhóm thực hiện đủ các giờ chuyên đề, hội giảng theo qui định.

CBQL 8 5 2 1 0 3.5 GV 28 14 12 1 1 3.4

2 Xây dựng dựng chuyên đề theo đúng qui trình

CBQL 8 0 0 4 4 1.5 GV 28 2 5 10 11 1.9

3 Lan tỏa các chuyên đề có chất lượng trong tổ nhóm.

CBQL 8 0 2 4 2 2. 0 GV 28 0 5 18 5 2. 0

4 Hưởng ứng hội thi GV giỏi các cấp. CBQL 8 4 4 0 0 3.5 GV 28 10 12 6 0 3.1 Qua bảng khảo sát ta lại thấy, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, hội giảng, hội thi GV giỏi ở trường THCS Đền Lừ cũng là một hoạt động được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn mang nặng tính hình thức và chưa thu hút được sự đầu tư chất lượng khi tham gia của GV. Việc tham gia hưởng ứng các phong trào hội giảng, chuyên đề các cấp được hưởng ứng rất nhiệt tình nhưng chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cả về thời gian lẫn chất lượng thực hiện. Các chuyên đề khơng được xây dựng theo đúng qui trình, thường là do một người được phân công tự xây dựng và thực hiện, khơng có trao đổi, xây dựng, góp ý kiến của tổ nhóm. Thực tế đó khiến khơng ít trường hợp thao giảng, dự giờ chỉ mang tính hình thức, đối phó. Điều này được thể hiện ở việc hầu như các tiết dự giờ, thao giảng đều được thông báo và đăng ký trước. Điểm trung bình cho nội dung này thấp nhất trong bảng đánh giá chứng tỏ hoạt động sinh hoạt chuyên đề tại trường chưa có chất lượng. Do vậy, sự lan tỏa của các chuyên đề hay bị hạn chế. Tuy nhiên, ở nội dung hưởng ứng hội thi GVG các cấp lại được đánh giá cao và

thực tế trường THCS Đền Lừ là một nhà trường có nhiều thành tích nhất trong các cuộc thi GVG cấp quận và thành phố. Sự bất cập về nguồn lực GV và chất lượng học tập của HS cho ta thấy một thực tế rằng sinh hoạt CM ở đây khơng mang tính tập thể mà mang tính cá nhân, khơng hiệu quả. Điều này được đánh giá là một rào cản lớn cho việc nâng cao chất lượng GD nói chung của nhà trường cũng như hạn chế sự hội nhập, tiếp cận các phương pháp mới của GV.

2.2.3.3. Về hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ CM của GV Bảng 2.12. Thực trạng hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ CM của GV

STT Nội dung đánh giá

Đối tượng đánh giá Số lượng

Số người đánh giá Điểm trung bình RT T BT CT

4đ 3đ 2đ 1đ

1 Bồi dưỡng CM thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề các cấp.

CBQL 8 1 1 5 1 2.3 GV 28 5 5 15 3 2.4

2

Bồi dưỡng CM nghiệp vụ thông qua các khóa học ngắn hạn do ngành tổ chức

CBQL 8 0 1 4 3 1.8 GV 28 4 6 16 2 2.4

3 Nâng cao trình độ CM đạt chuẩn và trên chuẩn.

CBQL 8 0 1 4 3 1.8 GV 28 3 4 18 3 2.3

4 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM

CBQL 8 0 1 2 5 1.5 GV 28 2 3 15 8 2. 0 Qua bảng khảo sát chúng ta thấy hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ của GV được đánh giá không cao. Ở nội dung bồi dưỡng CM nghiệp vụ thơng qua các khóa học ngắn hạn hay tự bồi dưỡng của GV cũng được đánh giá ở mức độ thấp. Điều này cho thấy một thực trạng trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ CM của GV khơng được quan tâm, tuyên truyền đúng mức. Hầu như GV trong nhà trường bằng lịng với trình độ CM mình đang có và rất ngại phải học tập, tiếp nhận cái mới. Chúng ta đã biết, đối với GV, việc học tập trau dồi CM nghiệp vụ là rất quan trọng bởi khoa học kỹ thuật và đời sống xã hội ngày càng phát triển như vũ bão, kho học liệu trên internet ngày càng phong phú đa dạng. Bên cạnh đó nhu cầu học tập khám phá của HS ngày càng cao, nếu người GV không vận động để học hỏi tiếp nhận cái mới thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, tự đánh mất vai trò của người thầy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 56 - 60)