TCM trong trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 29 - 35)

1.3. Nội dung hoạt động TCM

1.3.2. TCM trong trường THCS

1.3.2.1. Khái niệm và phân loại

Theo Điều lệ trường THCS, quy định ở Điều 16. “HT, các Phó HT, GV, viên

chức làm công tác thư viện, thiết bị GD, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường THCS được tổ chức thành TCM 1 có tổ 1 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của HT, do HT bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của TCM và giao nhiệm vụ vào đầu năm học” [7].

Như vậy theo qui định của Điều lệ có thể hiểu:

TCM là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm GV (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm mơn học hay một nhóm viên chức làm cơng tác thư viện, thiết bị GD, tư vấn học đường…được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.

Mỗi TCM có TTCM và từ 1-2 tổ phó do HT bổ nhiệm vào đầu năm học. Trong trường THCS có 2 loại TCM phổ biến: TTCM tổ chuyên biệt và TTCM (môn cơ bản) các khối để sinh hoạt theo điều kiện thực tế và yêu cầu triển khai nhiệm vụ.

1.3.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS a) Vị trí và vai trị

TCM là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS. Trong trường, các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình GD và các hoạt động GD và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu GD.

TCM là một bộ phận, một đơn vị trong hệ thống cơ cấu tổ chức của nhà trường. CM là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động GD và DH. TCM có mối quan hệ cộng đồng, hợp tác, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. TCM là đầu mối quản lý mà HT nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động GD, DH và hoạt động sư phạm của GV. Đặc biệt, TCM là nơi có điều kiện sâu sát để hiểu biết tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ nhau. Chính vì thế TCM có vai trị tập hợp, đồn kết các thành viên trong tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV trong trường THCS.

b) Nhiệm vụ: Theo qui định tại khoản 2, điều 18 Điều lệ trường THCS, TCM

có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch DH và hoạt động GD;

- Thực hiện bồi dưỡng CM, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, GD và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

- Tham gia đánh giá, xếp loại GV theo quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và giới thiệu TTCM, tổ phó.

- TCM sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu cơng việc.

Căn cứ theo qui định này, mỗi trường có thể qui định cụ thể hơn các nhiệm vụ của TCM phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học.

c) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động TCM

Theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường THCS và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ban hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : TCM của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.

- Có kế hoạch cơng tác và hồn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường THCS. Được đánh giá qua các minh chứng: Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch DH và các hoạt động khác; Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, dạy bồi dưỡng HS yếu kém; Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng DH, thiết bị DH đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

- Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động CM, nghiệp vụ và các hoạt động GD khác: Minh chứng là các biên bản sinh hoạt CM của tổ hoặc nhóm CM; Sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động GD của các thành viên trong tổ; Biên bản đánh giá, xếp loại GV; Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số. Chú ý đánh giá chất lượng của các buổi sinh hoạt CM.

Minh chứng là các biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao của TCM, biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, các biện pháp mới vào kế hoạch. Chú ý đánh giá hiệu quả các hoạt động cải tiến, điều chỉnh tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ.

1.3.2.3. Tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường THCS a. Tổ trưởng chun mơn

Có thể hiểu đơn giản, là người đứng đầu TCM, do HT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước HT về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

b. Vị trí và vai trị của TTCM

 Vị trí và vai trò của TTCM

TTCM ở trường THCS theo quy định do HT bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM theo từng năm học, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường.

Sau khi có quyết định bổ nhiệm của HT, TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của TCM được phân công đảm trách.

TTCM là một cán bộ quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ theo các phân hạng loại trường và các văn bản pháp luật hiện hành.

Có thể hiểu, người TTCM là nhạc trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của tổ minh, nhận quyết định từ ban giám hiệu, triển khai chỉ đạo hoạt động của tổ mình.

 Vai trò TTCM đối với việc phát triển nhà trường

TTCM là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. TTCM là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho HT triển khai các nhiệm vụ CM trong nhà trường và thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách đổi mới.

TTCM là lực lượng cơ bản tham gia vào việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.

Cùng với HT, đội ngũ này tham gia vào các hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường, phát triển diện GV và HS, thực hiện đổi mới phương pháp, giảm tải nội dung thực hiện chương trình GD của cấp học.

c. Tiêu chuẩn TTCM

TTCM là một GV luôn đảm bảo các qui định về tiêu chuẩn trình độ CM nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của GV được qui định trong chuẩn nghề nghiệp GV ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THCS phổ thơng. TTCM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm…được qui định tại điều 30,31,32 và 33 của Điều lệ trường học.

TTCM là người có năng lực bao gồm: khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch GD, phân phối chương trình mơn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng CM cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý. Do đó, TTCM phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Về phẩm chất: TTCM là người gương mẫu trong tổ, do đó phẩm chất cần có là:

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có uy tín đối với đồng nghiệp, HS. - Vững vàng về tư tưởng chính trị.

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao.

- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS và đồng nghiệp. - Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp.

- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Công bằng, trung thực và có sức khỏe tốt.

Về năng lực

- Đạt trình độ chuẩn về CM, giảng dạy đạt từ khá trở lên.

- Có năng lực lãnh đạo, quản lý (tập hợp lực lượng, định hướng dẫn dắt, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, KTĐG…)

- Có năng lực, trình độ, kinh nghiệm CM

- Có khả năng tập hợp GV trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, cơng bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

- Có năng lực tổ chức hoạt động CM.

d. Nhiệm vụ của TTCM

Người TTCM có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở điều 16 của Điều lệ trường Trung học. Cụ thể với các nhiệm vụ trọng tâm:

 Quản lý giảng dạy của GV

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch DH và các hoạt động khác theo kế hoạch GD, phân phối chương trình mơn học của Bộ GD&ĐT, ngành GD và kế hoạch năm học của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch cụ thể về:

- Dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém.

- Sử dụng đồ dùng DH, thiết bị DH đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

Chủ động hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng đồ dùng DH, thiết bị DH đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết SKKN về nâng cao chất lượng DH, đổi mới PPDH, KTĐG, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém..). Cókế hoạch và trực tiếp thực hiện tổ chức bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng (đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra, đánh giá; DH theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng DH, thiết bị DH, ứng dụng CNTT trong DH góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh giá..).

Điều hành hoạt động của tổ như tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động CM, nghiệp vụ và các hoạt động GD khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho HT theo quy định.

Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế CM của GV bao gồm: Thực hiện hồ sơ CM; soạn giảng theo kế hoạch DH và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ..

Dự giờ GV trong tổ theo quy định: 4 tiết/GV/năm học.

Các hoạt động khác như đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV.. Việc này đỏi hỏi TTCM ln nắm thật rõ về tổ viên của mình, về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công.

 Quản lý học tập của HS

Nắm được kết quả học tập của HS thuộc bộ mơn quản lý, phân tầng nhóm HS để có biện pháp nâng cao chất lượng DH, GD.

Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa đáp ứng mục tiêu GD.

 Quản lý cơ sở vật chất của TCM

Các hoạt động khác (theo sự phân công của HT).

Như vậy, nhiệm vụ của TTCM rất đa dạng, phong phú với rất nhiều cơng việc và khơng ít những khó khăn. Các loại công việc là sự kết hợp CM với hoạt động quản lý. TTCM vừa có trách nhiệm với các thành viên trong tổ, vừa có trách nhiệm trước lãnh đạo trường. Cho nên, TTCM luôn phát huy những quyền hạn được giao mới có thể điều hành cơng việc của tổ nhằm đáp ứng các chức năng và nhiệm vụ của TCM.

e. Quyền hạn của TTCM.

- Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ.

- Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.

- Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, giúp HT có cơ sở đánh giá GV một cách chính xác.

- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị CM có liên quan đến chương trình của các mơn của tổ khi cấp trên tổ chức.

- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về CM do Sở, Phòng tổ chức, được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiện hành.

- Quyền tư vấn, đề xuất với HT những vấn đề về CM. Đề nghị HT tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy - học của các môn học mà tổ phụ trách.

- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.

góp phần cho hoạt động TCM có chất lượng và hiệu quả. Phải khẳng định chất lượng và hiệu quả hoạt động của TCM phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, năng lực và tính năng động của người TTCM.

TCM trong trường THCScó vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học. Để thực hiện thành cơng những vấn đề đó đều phải thơng qua hoạt động thực tiễn của người TTCM và các thành viên trong TCM.

Vai trò của người TTCM mang tính quyết định cơ bản cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ. Do vậy, người TTCM cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ phẩm chất và năng lực trong quản lý tổ thật khoa học đem hiệu quả cao trong hoạt động quản lý của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)