1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.4. Quản lý hoạt động TCM
TCM là cấp quản lý đầu tiên hay quản lý cấp cơ sở trong nhà trường. TCM thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và quản lý kế hoạch cá nhân của các tổ viên theo kế hoạch chung của nhà trường để đảm bảo chất lượng GD theo các mục tiêu đã đề ra. Ở đây cũng chính là nơi tiến hành các hoạt động đổi mới để nâng cao chất lượng DH của GV và chất lượng học tập của HS. Hoạt động TCM tốt giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học và ngược lại nếu hoạt động TCM kém hiệu quả chất lượng giảng dạy trong nhà trường sẽ gặp phải khó khăn.
Quản lý hoạt động TCM trong nhà trường là một quá trình tác động từ khâu quy hoạch, kế hoạch phát triển các TCM trên cơ sở đó hình thành một hệ thống tổ “đội” công tác phù hợp, tiếp sau đó là việc quyết định bổ nhiệm các tổ trường TCM. Đội ngũ tổ trường TCM sẽ là lực lượng tham mưu, giúp HT quản lý thành công các nhiệm vụ của tổ công tác. Các TTCM tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của nhà trường theo tinh thần thực hiện nghiêm túc kế hoạch hoạt động chung của nhà trường với trách nhiệm đảm bảo kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Quản lý hoạt động TCM trên cơ sở quản lý được các hoạt động sinh hoạt của TCM để trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động triển khai các hoạt động CM, bồi dưỡng CM và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định chuẩn mực và các quy định khác hiện hành. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập. Trong nhà trường HT quản lý việc giảng dạy thông qua hoạt động của TCM; quản lý việc học tập của HS thông qua công tác giảng dạy của GV. Hoạt động của TCM có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả cơng tác tác giảng dạy trong nhà trường. Để hoạt động của TCM có chất lượng thì
HT cần tiến hành thực hiện công tác quy hoạch TCM, quản lý hoạt động DH, hoạt động sinh hoạt của TCM, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, đội ngũ tổ viên trong TCM.
Có thể hiểu: quản lý hoạt động TCM là quá trình tác động của hiệu trưởng, TTCM một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và có ảnh hưởng tích cực từ vai trò lãnh đạo của thủ trưởng và các tổ chức khác tới TCM và sau đó là q trình tự quản lý, điều hành, điều chỉnh, tự KTĐG của chính TCM tới các thành viên nhằm đạt thành tích với kết quả tốt nhất.