3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TC Mở trƣờng THCS Đền Lừ,
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
nhiều như các môn Văn, Tốn, Tiếng Anh … thì xây dựng quy hoạch thành TCM riêng. Tuy nhiên số lượng GV trong các TCM này không nên quá 12 thành viên. Đối với những trường có số lượng đơng q 12 thành viên thì tách thêm thành các TCM. Điều này đảm bảo cho TTCM dễ dàng thực hiện hoạt động quản lý của mình, bên cạnh đó tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng lực CM, kỹ năng sư phạm, phát huy sáng tạo trong phương pháp, kỹ thuật DH thông qua việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên. Với quy mô phù hợp sẽ giảm thiểu được những bất đồng ý kiến và những khác biệt nảy sinh trong quá trình hoạt động của TCM.
Xây dựng quy hoạch TCM cần căn cứ vào sự tương đồng, liên môn của các bộ mơn. Các bộ mơn có những gần gũi nhau về khoa học bộ môn là yếu tố để các thành viên trong TCM tìm được tiếng nói chung, tạo nên sự đồng thuận. Các cá nhân hiểu biết nhau rõ hơn về công việc và giúp nhau nhiều hơn trong phát triển CM giảng dạy. Sự gắn bó, đồng thuận là điều kiện để gắn kết các thành viên trong TCM thành một tập thể thống nhất. Do vậy quy hoạch TCM đối với các mơn có số lượng GV ít thì ghép các mơn có sự tương đồng như: Hóa - Sinh, Vật lí - Cơng nghệ, Lịch sử - Địa lí. Số lượng mơn trong TCM ghép mơn khơng nên nhiều hơn 2 môn.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
HT cần có nhận thức sâu sắc việc quy hoạch TCM tốt là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCM.
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM của TCM
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Có được một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học. Các TCM xây dựng được kế hoạch của tổ có tính khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường và các cá nhân.
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành công tác xây dựng kế hoạch
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của TTCM, việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến chất lượng đội ngũ, chất lượng DH của tổ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM trong năm học gồm có những kế hoạch sau:
- Kế hoạch năm học của TCM; Kế hoạch hoạt động trong năm của GV; Kế hoạch học kỳ; Kế hoạch hằng tháng;
- Kế hoạch cho từng loại hoạt động: Kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến PPDH; Kế hoạch hội giảng; Kế hoạch dự giờ; Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi - phụ đạo HS yếu, kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch nâng cao chất lượng CM, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ; Kế hoạch sử dụng thiết bị; Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp; ….
- Để công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch có hiệu quả, HT phải chỉ đạo những vấn đề sau:
- Thống nhất quy trình, các bước, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các TTCM, tổ phó, nhóm trưởng bộ mơn.
- Chỉ đạo TTCM và thành viên trong tổ nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu cơ bản của nhà trường. Chú trọng đến tính khả thi của từng mục tiêu cụ thể.
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của TCM và của từng cá nhân. - TTCM lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên từ đó lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của cá nhân.
- HT quản lý việc thực hiện kế hoạch của tổ, nhóm thể hiện trong việc phân cơng nhiệm vụ hợp lý, phân công trách nhiệm của từng thành viên phù hợp với năng lực, điều kiện của từng thành viên. Thông qua sinh hoạt CM hằng tuần, có hướng điều chỉnh thích hợp.
Để lập kế hoạch cá nhân có hiệu quả, HT cần tổ chức hội nghị quán triệt các chỉ thị thực hiện nhiệm vụ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở, kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường nhằm xác định được mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch. Tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học, xem xét đến kết quả của năm học trước, trên cơ sở kết quả đạt được của từng khối lớp mà giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng bộ mơn. Từ đó GV đăng ký chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch. Kế hoạch phải được TTCM và HT duyệt.
Kế hoạch hoạt động của TCM tập trung vào các nội dung: thực hiện kế hoạch DH, sinh hoạt CM, NCKH, KTĐG GV,...
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
hiện năm học của Bộ, Sở GD & ĐT, Phịng GD & ĐT đến các phó HT, các TTCM, tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện.
- Để bản kế hoạch có tính khả thi và sát với thực tế thì kết quả khảo sát phải phản ánh đúng thực tế chất lượng của các lớp. Do đó cơng tác ra đề kiểm tra khảo sát phải phân loại được đối tượng HS.
3.2.3. Chỉ đạo TTCM quản lý hoạt động DH theo định hướng đổi mới nội dung, PPDH
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Phải hiện thực hóa đổi mới PPDH, đổi mới PPDH không chỉ dừng ở ý tưởng mà trở thành yêu cầu, được dựa vào thực tiễn giảng dạy hằng ngày. Các nhóm bộ mơn thực hiện việc đổi mới PPDH từ những đặc điểm đặc trưng của bộ mơn để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của các môn học.
3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành
Với đặc điểm của mơn Tốn là mơn học trừu tượng và mang tính tư duy cao do đó HT cần chỉ đạo nhóm bộ mơn tăng cường khả năng tự học và sáng tạo; rèn luyện kỹ năng suy luận trong học Toán cho HS. Nội dung thực hiện đối với bộ môn như sau:
- Về nội dung chương trình:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT.
+ Nghiêm túc thực hiện các giờ dạy chuyên đề, khai thác các chuyên đề nâng cao nhằm bồi dưỡng HS khá, giỏi.
- Phương pháp giảng dạy:
+ DH gắn liền với thực tiễn, dạy từ dễ đến khó, khơng u cầu q cao về lý thuyết. HS chỉ cần nắm được và vận dụng được để giải quyết các vấn đề của bài toán nêu ra.
+ GV luôn đổi mới phương pháp, tận dụng ưu thế của từng PPDH, sử dụng triệt để phương pháp gợi mở, nêu vấn để. Làm sao cho HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa trí thơng minh sáng tạo của HS.
- Chuẩn bị bài soạn:
+ Nêu hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm bài giảng. Câu hỏi rõ ràng, chính xác tạo được sự độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo các kiến thức
đã học. Không ra câu hỏi vụn vặt hoặc quá nặng nề, câu hỏi chỉ nhớ máy móc khơng hiểu bản chất.
+ Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả giáo án điện tử. - KTĐG:
+ Hình thức kiểm tra phù hợp với từng đối tượng (vấn đáp, viết, khảo sát sau tiết dạy để kiểm tra nhận thức của HS).
+ Thống nhất nội dung kiểm tra phù hợp, không đánh giá cứng nhắc, không nhằm mục đích xếp loại mà phải vì sự tiến bộ của HS
Đối với môn Vật lý và Hóa học đó là: Phát huy vai trị của thí nghiệm thực hành, phịng học bộ mơn…
- Thực hiện khai thác tối đa hiệu quả các bộ thí nghiệm, phịng học của các bộ môn. GV của các bộ môn này cần thực hiện việc đăng ký và sử dụng tối đa các trang thiết bị hiện có. Chấm dứt hiện tượng dạy chay, dạy khơng có thí nghiệm như những năm trước.
- Tăng cường dạy các tiết học có ứng dụng CNTT, trong đó có các thí nghiệm ảo. Đối với thí nghiệm khơng thể tiến hành trong điều kiện thơng thường, sử dụng các thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo.
- Ban lãnh đạo và các TTCM, trưởng nhóm các bộ mơn cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng thiết bị DH, phòng học bộ mơn của các nhóm CM.
- Tổ chức sinh hoạt chun đề của nhóm bộ mơn với nội dung hướng dẫn, trao đổi sử dụng các bộ thí nghiệm mới được cấp. Tổ chức hội thi thí nghiệm thực hành cấp trường cho HS của trường tham gia.
Các nguồn tư liệu trực quan phục vụ cho giảng dạy như các kênh hình trong sách giáo khoa, sơ đồ, mơ hình … chưa đáp ứng hết yêu cầu của bộ mơn. Do đó bộ mơn Sinh học cần: Khai thác, sử dụng nguồn tư liệu trực quan trong DH.
- Khai thác các nguồn tư liệu trên một số trang Web chuyên ngành trên mạng Internet. HT cần chỉ đạo bộ môn tổ chức sưu tầm các tư liệu hình ảnh, sơ đồ, mơ hình phục vụ cho DH của bộ mơn và đưa làm nguồn tư liệu chung nhóm bộ mơn.
- Để tăng tính thực tiễn, bộ mơn cần tổ chức cho HS tham quan thiên nhiên, trung tâm giống cây trồng, nơi có những phương pháp tạo giống hiện đại với rất nhiều thành tựu mà HS được tận mắt chứng kiến.
- Tổ chức cho HS viết thu hoạch, trình bày, mơ tả lại những thơng tin kiến thức có được trong những chuyến đi đó.
- Chỉ đạo nhóm bộ mơn Sinh học lên kế hoạch, thiết kế xây dựng vườn sinh thái với mục đích là nơi cho HS làm thực hành, thí nghiệm đồng thời tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp trong khuôn viên nhà trường.
Đối với môn Văn cần tập trung vào việc rèn kỹ năng thực hành, phát triển năng lực cảm thụ văn học cho HS nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.
- Để dạy một giờ học Văn có hiệu quả GV cần nắm chắc chuẩn kiến thức kỹ năng để xác định mục tiêu bài dạy, trên cơ sở đó lựa chọn đơn vị kiến thức trọng tâm, rèn luyện kỹ năng thực hành. Do đó để đổi mới PPDH, HT cần chỉ đạo nhóm bộ mơn đổi mới từ việc thiết kế giáo án. Các bước để thiết kế giáo án:
+ Xác định mục tiêu bài học, chuẩn kiến thức - kỹ năng.
+ Xác định cách tiến hành.
+ Định hướng các nội dung trọng tâm.
+ Xây dựng kế hoạch lên lớp cụ thể. Bên cạch đó cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
- Chỉ đạo bộ môn Văn thảo luận, trao đổi trong nhóm hướng dẫn HS hình thành và rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Hướng dẫn HS nắm được đặc trưng thể loại văn bản.
- Chú trọng rèn kỹ năng thực hành, điều này cần được tiến hành từ đầu cấp học, rèn kỹ năng theo hệ thống: Từ phân đề, lập dàn ý, dựng đoạn văn, trình bày bài văn.
Đối với mơn Lịch sử, đây là môn học đặc trưng với nhiều sự kiện, mốc thời gian khó học, khó nhớ. Do đó cần chỉ đạo bộ mơn đưa các chủ đề cho HS về nhà tìm hiểu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu, hệ thống tài liệu.
- Chỉ đạo nhóm bộ mơn xây dựng các chủ đề hướng dẫn HS tìm hiểu, chuẩn bị, hệ thống tài liệu. GV cần chủ động đưa các chủ đề này sớm cho HS đề HS có thời gian sưu tầm, chuẩn bị.
- Tổ chức cho HS báo cáo trình bày trên lớp kết quả thu được sau hoạt động. Sau khi HS báo cáo, GV cần đưa ra nhận xét, điều chỉnh và chốt lại kiến thức, điều này giúp HS nhớ lâu các sự kiện lịch sử.
Môn Địa lí thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp với việc tăng cường ứng dụng CNTT trong DH.
- Chỉ đạo nhóm bộ mơn xây dựng kế hoạch chi tiết các tiết dạy có thể ứng dụng CNTT. Trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất của nhóm, phân cơng GV chuẩn bị các nguồn tài liệu, xây dựng bài giảng.
- Xây dựng “Hộp thư giáo án điện tử” để các GV chia sẻ các nguồn học liệu. - Nhóm bộ mơn xây dựng chỉ tiêu thi đua với số tiết dạy ứng dụng CNTT đối với từng GV; Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT.
Môn Tiếng Anh, xuất phát từ thực tế HS rất ngại nói, sử dụng tiếng Anh trong thực hành, giao tiếp. Để khắc phục những hạn chế đó cần chỉ đạo tổ bộ môn Tiếng Anh tăng cường các hoạt động bổ trợ nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho HS.
- Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động theo hướng giao tiếp linh hoạt và sinh động nhằm lôi cuốn HS tham gia.
- Chỉ đạo tổ Ngoại ngữ thành lập câu lạc bộ tiếng Anh; Xây dựng kế hoạch, nội dung, quy chế hoạt động của câu lạc bộ.
- Tổ chức Ngày hội nói tiếng Anh cấp lớp, khối lớp, cấp trường với các nội dung trọng tâm tăng cường kỹ năng nghe, nói, giao tiếp cho HS.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho HS được sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ hằng ngày.
Các bộ mơn cịn lại tập trung tăng cường vào việc nâng cao chất lượng các giờ học trên lớp. Thực hiện giờ học 45 phút hiệu quả.
- Chỉ đạo bộ môn GD cơng dân tổ chức ngoại khóa thi tìm hiểu các bộ luật như Luật Giao thông đường bộ; Trách nhiệm công dân trước vấn đề biển đảo của Tổ quốc …
- Chỉ đạo bộ mơn Thể dục - GD quốc phịng phối hợp với Đoàn trường tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em HS như tổ chức các trò chơi dân gian kéo co, đẩy gậy …
- Chỉ đạo bộ môn Tin học tăng cường thực hiện có hiệu quả các giờ thực hành. Tạo điều kiện cho HS được học đầy đủ các tiết thực hành, các tiết thực hành bố trí một phần vào học các buổi chiều.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Nhà trường cần dành khoản kinh phí nhất định phục vụ các hoạt động đổi mới của các tổ, nhóm bộ mơn để từng bước nâng cao chất lượng GD trong nhà trường, tạo niềm vui cho HS tham gia các hoạt động học tập.
Mỗi GV cần xác định rõ ý thức, trách nhiệm, lương tâm và phải thực sự tâm huyết với công tác giảng dạy. Đầu tư thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao tay nghề, phương pháp giảng dạy để các giờ dạy ngày càng hấp dẫn HS, làm cho HS ngày càng u thích mơn học của mình.