Quản lí nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Quản lí nhà trường

 Nhà trường

“Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hộ thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội” [7, tr.3].

Nhà trường là tổ chức GD cơ sở mang tính nhà nước, xã hội, là nơi trực tiếp làm công tác đào tạo thế hệ trẻ, là cơ quan GD chuyên biệt, có đội ngũ các nhà giáo được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp GD phù hợp với mọi lứa tuổi, các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho GD, mục đích GD của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và thời đại.

 Quản lí nhà trường

Có nhiều tác giả quan niệm về nhà trường khác nhau.

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối GD của

Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS [36, tr.242].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lí nhà trường là quản lí hoạt động

dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu GD” [26, tr.34]

Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý gồm có: chủ thể bên trong, chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài. Chủ thể quản lý bên trong trường là Ban Giám hiệu (HT, Hiệu phó CM); và các TTCM. Đối tượng quản lí gồm có 3 nhóm: nhóm nhân tố cơ bản cấu thành trí thức bao gồm: mục tiêu GD, nội dung GD, phương

pháp GD; nhóm nhân tố động lực bao gồm Thầy và Trò, Thầy là lực lượng đào tạo, Trò là đối tượng đào tạo; và nhóm nhân tố gắn kết: gồm hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộ máy đào tạo, quy chế đào tạo.

Như vậy, quản lí nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lí lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lí GD nhằm đạt mục tiêu GD. Do vậy, cơng tác quản lí GD nói chung, quản lí nhà trường nói riêng, gồm có quản lí hoạt động trong nhà trường và quản lí các quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 26 - 27)