1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.2. Quản lý GD
QLGD là một chuyên ngành được phát triển trên nên tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm QLGD cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm LGD trong phạm vi quản lý một hệ thống GD nói chung mà hạt nhân của hệ thống QLGD. Ở Việt Nam, QLGD cũng là lĩnh vực được nhiều nhà quan tâm nghiên cứu.
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì:“Quản
lý nhà nước về GD là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về GD), chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra” [12, tr.114-115]
Theo Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư: Quản lí nhà nước về GDlà: “Sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD&ĐT (GD&ĐT) do các cơ quan có trách nhiệm về quản lí GD của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước” [11, tr.6].
Những khái niệm trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nó khơng ngồi ý nghĩa là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động GD của từng cơ sở và toàn bộ hệ thống GD đạt tới mục tiêu.
Trong QLGD, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy QLGD từ trung ương đến cơ sở. Cịn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động thực hiện chức năng của GD đào tạo. Hiểu một cách cụ thể: Quản lý là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.
QLGD là sự tác động lên tập thể GV, HS và các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động GD của nhà trường để đạt mục đích đã định.
Từ cơ sở lý luận cho thấy thực chất của nội dung quản lý hoạt động DH của GV và hoạt động học của HS nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hình thành nhân cách của HS.
các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng và chất lượng. QLGD có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- QLGD nói chung, quản lý các cơ sở GD nói riêng phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung.
- Trong QLGD, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp CM đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau tạo thành QLGD thống nhất.
- QLGD đòi hỏi những yều cầu cao về tính tồn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển..
- GD là sự nghiệp của quần chúng. QLGD phải quán triệt quan điểm quần chúng.