Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TC Mở trƣờng THCS Đền Lừ,

3.2.6. Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

thiết. Thông qua trao đổi CM giúp cho GV tự đánh giá được kiến thức, phương pháp mà đã tích lũy được, bổ sung những kiến thức CM, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, tạo tinh thần học hỏi, ý chí vươn lên của đội ngũ GV. Giao lưu CM nhằm tạo sự trưởng thành nhanh của đội ngũ, thu hẹp khoảng cách của GV nhà trường với các trường THCS về năng lực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành

* Về hoạt động trao đổi CM giữa các TCM trong nhà trường

Việc trao đổi giữa các TCM tạo ra sự phối hợp CM bổ sung cho nhau tạo sự phát triển nhanh về đội ngũ GV của các bộ môn. Nhà trường cần tổ chức thực hiện các đợi sinh hoạt chuyên đề giữa các tổ, nhóm bộ mơn với các nội dung như: Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác ôn thi HSG, ôn thi vào THPT, phụ đạo HS yếu, kém.

- Định kỳ sau các kỳ thi chọn HSG, HT cần tổ chức việc rút kinh nghiệm công tác tổ chức, thực hiện ôn luyện của các bộ môn. Nội dung các bộ môn cần trao đổi cần tập trung vào trọng tâm sau: Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện của nhà trường, các nhóm bộ mơn. Những ưu điểm, điểm đã làm được của nhóm bộ mơn, những điểm hạn chế cần khắc phục và bài học kinh nghiệm.

- Đối với công tác ôn thi vào THPT, cần tổ chức rút kinh nghiệm sau các kì thi. Kiến nghị của các bộ môn cần được khắc phục vào năm học sau. Tổ chức hội thảo cấp trường về các giải pháp nâng cao tỉ lệ HS khá, giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu kém ở các bộ môn; Hội thảo về đổi mới PPDH, phương pháp KTĐG.

- Các TCM tổ chức thảo luận trong TCM, tiến hành viết tham luận theo TCM hoặc theo các nhóm bộ mơn.

- HT tổ chức hội thảo cấp trường.

 Về nội dung hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các TCM trường trung học có chất lượng trong quận và ngồi quận.

- Lãnh đạo nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, phát động phong trào học tập, trao đổi CM với các trường trong và ngồi quận. Tổ chức có hiệu quả sinh hoạt cụm CM.

- Tổ chức giao lưu nên đan xen giữa các trường trong năm. Chọn một trường tổ chức đăng cai luân phiên trong học kỳ. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch trao đổi CM nên ít nhất 2 lần trong một học kỳ.

- Xây dựng nội dung cần trao đổi theo chuyên đề như: đổi mới PPDH, ôn thi vào THPT, ôn thi HSG, biên soạn đề kiểm tra …

- Thực hiện việc trao đổi đề kiểm tra, thi khảo sát, thi HSG giữa các trường. Cần tổ chức thi GV giỏi cấp cụm trường để GV học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.

- Việc tổ chức tham gia giao lưu, hội giảng cũng cần chú ý việc bố trí, sắp xếp giờ dạy. Dự giờ với cả TCM là rất khó khăn vì GV cịn phải đảm nhiệm dạy hằng ngày. Do đó TCM cần chú ý sắp xếp, bố trí thời khóa biểu hợp lý.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- HT phải xây dựng được mối quan hệ, cầu nối giữa các trường có bề dày thành tích, có đội ngũ GV cốt cán mạnh trong quận và vùng phụ cận.

- Việc giao lưu, trao đổi CM nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các trường trong quận.

- Nhà trường có một khoản kinh phí nhất định cho việc giao lưu, sinh hoạt CM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đền lừ, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)