1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trƣờng đại học
1.3.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường
hiện nay
NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của GV, GV thực hiện nhiệm vụ NCKH thông qua các hoạt động sau:
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, thực hiện chương trình, đề tài NCKH các cấp (cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp Trường) từ các nguồn kinh phí trong nước, ngồi nước; phát triển và CGCN, dự án sản xuất thử nghiệm; thực hiện các hợp đồng KHCN.
- NCKH để phục giảng dạy: Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, đổi mới các hoạt động phục vụ công tác đào tạo và hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ yêu cầu sản xuất, đời sống xã hội, phát huy tính sáng tạo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Cơng bố kết quả nghiên cứu, đăng bài trên tạp chí khoa học, báo cáo tại các hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
- Chủ động đề xuất các nội dung nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác giảng dạy, đào tạo và ứng dụng vào thực tiễn xã hội.
- Viết tham luận tại các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
- Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về NCKH và công nghệ. - Tư vấn, chuyển giao cơng nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.
- Hướng dẫn sinh viên NCKH.
- GV các trường được quyền ký hợp đồng KHCN với các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định khác của pháp luật.
Hoạt động NCKH được xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản của GV các trường ĐH. NCKH đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, như: nghiên cứu xây dựng chương trình cho các bậc học, nghiên cứu đổi mới nội dung, tài liệu giảng dạy và phương pháp dạy và học; hoạt động NCKH đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo SĐH và đào tạo cán bộ khoa học trẻ kế cận cho các trường ÐH; bước đầu, hoạt động NCKH đã gắn với đào tạo trong các lĩnh vực KHCN ưu tiên như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu, khoa học nông lâm ngư và khoa học giáo dục; hoạt động NCKH của các trường ÐH đã hướng tới CGCN để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng được một số phịng thí nghiệm hiện đại phục vụ đào tạo chất lượng cao, NCKH và CGCN. Trong những năm gần đây, đội ngũ nhà khoa học trong các trường ĐH đã tăng cả về chất lượng và số lượng, thiết bị phục vụ NCKH cũng được quan tâm đầu tư, hoạt động NCKH của các trường ĐH có những chuyển biến tích cực, các sản phẩm khoa học có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhiều sản phẩm đã được thương mại hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2016-2017, các trường ĐH cả nước có tổng số 72.792 GV, trong đó 43.065 GV có trình độ thạc sĩ và 16.514 GV có trình độ tiến sĩ. Năm 2016, có 274 nhiệm vụ khoa học cơng nghệ các cấp đã
được nghiệm thu. Các nhiệm vụ này đã thu hút gần 3.000 cán bộ, GV, nghiên cứu viên tham gia; hỗ trợ đào tạo 77 tiến sĩ; đào tạo được 312 thạc sĩ; cơng bố 594 bài báo khoa học trên tạp chí trong nước và quốc tế; đã xuất bản 36 đầu sách tham khảo và chuyên khảo; 115 sản phẩm ứng dụng là quy trình kỹ thuật, sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, phát triển ngành và địa phương.
Tuy nhiên, kết quả NCKH của các trường ĐH trong nước vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; hoạt động nghiên cứu của các trường vẫn nhỏ lẻ, tản mạn; đội ngũ cán bộ khoa học còn phân tán, chưa liên kết được với nhau để hình thành những nhóm nghiên cứu mạnh; chưa có đóng góp nổi bật trong nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển kinh tế xã hội. Đáng lưu ý là nhiều GV vẫn coi trọng nhiệm vụ giảng dạy hơn nhiệm vụ NCKH. Chất lượng đề tài chưa cao, việc xã hội hóa các đề tài cịn thấp, khả năng ứng dụng của các đề tài NCKH còn hạn chế.
Tại Hội nghị “Phát triển khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH giai đoạn 2017-2025” do Bộ DG&ĐT phối hợp với Bộ KHCN tổ chức ngày 29/7/2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ rõ: Cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ GV tham gia NCKH của các cơ sở giáo dục ĐH chưa mạnh mẽ và hiệu quả; chính sách hỗ trợ các trường trong việc thúc đẩy hoạt động KHCN còn bất cập; các trường ĐH, GV chưa thực sự coi trọng NCKH, thiếu đầu tư trọng điểm cho các nhóm nghiên cứu gắn với các ngành đào tạo trọng tâm. Bất cập lớn nhất nằm ở chỗ hoạt động NCKH đáng lẽ ra phải là nhiệm vụ căn bản, trọng tâm thì chỉ số ít trường ĐH chú trọng đầu tư. Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và kiểm định chất lượng về NCH và CGCN chưa thường xuyên, kịp thời.