2.4.5. Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ
Hoạt động CGCN có vai trị rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy năng lực sáng tạo và nâng cao lợi thế cạnh tranh ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Trách nhiệm của Nhà trường là cần có những chính sách cụ thể và cấp thiết hơn về quyền sở hữu trí tuệ, chính sách hỗ trợ giới thiệu, quảng bá đối với các đề tài, sản phẩm NCKH để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng CGCN, tạo điều kiện cho các GV có động lực nghiên cứu. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện việc hỗ trợ chủ nhiệm đề tài đăng ký bản quyền nhãn hiệu; hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm chỉ đạt ở mức khá với điểm trung bình là 1,90; 1,88 và 1,84. Tuy nhiên qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Phòng KHCN cho biết từ năm 2014 đến năm 2018, hoạt động nghiên cứu, CGCN kết quả NCKH của Trường đã có những bước tiến đáng kể. Hoạt động NCKH của Trường đã có sự gắn kết với các doanh nghiệp, địa phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản, một số kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế sản xuất, có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế và góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước như một số đề tài, dự án:
Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Nghiên cứu các thông số kỹ thuật, xây dựng
quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá dìa tại Khánh Hồ; nghiên cứu một số đặc tính và bảo quản tinh trùng của cá chẽm mõm nhọn; hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hoà; hồn thiện cơng nghệ sản thức ăn cơng nghiệp ni tôm hùm bông và tôm hùm xanh; nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa tại Quảng Ninh; khảo sát một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa, điều trị; hồn thiện cơng nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.
Lĩnh vực khai thác thuỷ sản: CGCN lồng bẫy cho các tỉnh Quảng Ngãi,
Nghệ An; nghiên cứu cải tiến lồng bẫy truyền thống tại tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu xây dựng bãi cá nhân tạo tại Ninh Thuận nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh
quan môi trường và nguồn lợi thuỷ sản vịnh Nha Trang; hoàn thiện và CGCN nghề lưới rê hỗn hợp cho đội tàu lưới rê khơi tỉnh Khánh Hoà; nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu thử nghiệm khai thác mực bằng câu vàng tại tỉnh Bến Tre.
Lĩnh vực tàu thuỷ: Thiết kế mẫu tàu cá truyền thống cho tỉnh Ninh Thuận,
Bình Định.
Lĩnh vực môi trƣờng: Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguy cơ xảy ra
tai biến môi trường tại đầm Ơ Loan, Tuy An, Phú n.
Lĩnh vực cơng nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản: Phân lập, tuyển chọn
và nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi khuẩn biển sinh bacteriocin dùng làm thuốc đa năng trong nuôi trồng hải sản; nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi nang (microencapsulation) để bao gói dầu gấc tinh chế đạt tiêu chuẩn thực phẩm; nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm olygosaccharid (olygochitosan và olygochitin) để bảo quản sau thu hoạch nguyên liệu thuỷ sản đánh bắt xa bờ; đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thuỷ sản khai thác tại Khánh Hòa và các biện pháp đảm bảo chất lượng; nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản, chế biến rong nho (Caulerpa lentillifera) quy mơ cơng nghiệp…
Trường đã có các hợp đồng CGCN như: cơng nghệ sản xuất chitin-chitozan từ phụ phẩm vỏ tôm; CGCN sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng cho tỉnh Ninh Thuận; đào tạo tập huấn CGCN sản xuất giống cá nước ngọt cho các CB thuộc trung tâm giống thủy sản tỉnh Gia Lai; CGCN sinh sản nhân tạo giống và nuôi thương phẩm cá đối mục cho các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình; CGCN sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng cho tỉnh Khánh Hồ, tỉnh Ninh Bình; đóng mới tàu cá, tàu du lịch cho tỉnh Khánh Hòa và các địa phương ven biển.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế kinh tế biển cho các địa phương ven biển (dưới hình thức các hợp đồng CGCN) cịn khiêm tốn so với nguồn lực. Nhà Trường cần tiếp tục hỗ trợ các khoa, viện tiếp cận các địa phương trên cả nước nói chung và các địa phương ven biển nói riêng nhằm tìm kiếm ý tưởng NCKH, tìm thêm nguồn tài trợ cho hoạt động KHCN, thúc đẩy hoạt động CGCN và khuyến khích CB, GV chủ động thực hiện các hợp đồng tư vấn, CGCN.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học của giảng viên
Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạt động NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang chúng tôi đưa ra một số yếu tố chủ quan và khách quan để tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo mức độ từ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều. Kết quả khảo sát tại Bảng 2.22 cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động NCKH của GV, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về yếu tố chủ quan đó là năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý hoạt động NCKH của CBQL các cấp với điểm TB là 3,07. Đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý hoạt động NCKH của GV, CBQL phải là những người đầu đàn trong nghiên cứu, nắm chắc và hiểu sâu mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiên cứu có hiệu quả, là trung tâm thu hút đội ngũ GV. Trong thực tế, những cơ sở nào có bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ CBQL có năng lực quản lý tốt, tâm huyết và có tầm nhìn sẽ huy động được sức mạnh tập thể xong việc xây dựng, tổ chức hiệu quả chiến lược phát triển Nhà trường trong đó có nội dung phát triển hoạt động NCKH của GV.
Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của GV
TT Yếu tố Số ý kiến chọn theo từng mức độ (N=210) Điểm TB Thứ bậc Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng rất nhiều 1
Quan điểm của Đảng, Nhà nước; các chính sách của Bộ KHCN, Bộ GD&ĐT; về hoạt động KHCN
6 7 53 108 36 2,77 6
2 Kế hoạch chiến lược phát
triển KHCN của Trường 6 13 48 94 49 2,80 4 3
Hệ thống văn bản quy chế, quy định, hướng dẫn của Trường về hoạt động NCKH
TT Yếu tố Số ý kiến chọn theo từng mức độ (N=210) Điểm TB Thứ bậc Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng hưởng Ảnh Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng rất nhiều 4 Cơ chế xây dựng các nhiệm vụ NCKH 9 13 63 77 48 2,68 9 5 Cơ chế tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH 6 13 48 102 41 2,76 7
6 Cơ chế quản lý tài chính
đối với hoạt động NCKH 8 13 37 95 57 2,86 3 7 Ngân sách chi cho hoạt
động NCKH 9 11 29 102 59 2,91 2
8 Cơ chế phối hợp giữa nhà
nghiên cứu và doanh nghiệp 6 12 48 108 36 2,74 8 9
Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý hoạt động NCKH của CBQL các cấp
8 11 28 75 88 3,07 1
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trƣờng Đại học Nha Trang giảng viên Trƣờng Đại học Nha Trang
2.6.1. Mặt mạnh
Một là, sự phát triển về nhiệm vụ NCKH trong các trường đại học nói chung và Trường ĐH Nha Trang nói riêng đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho GV nghiên cứu khoa học
NCKH ngày càng có vị trí, vai trị quan trọng, trở thành u cầu khách quan và là một trong những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường ĐH. Sự phát triển về nhiệm vụ NCKH trong các trường ĐH đã tác động sâu sắc đến các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường, đồng thời tạo ra một môi trường nghiên cứu thuận lợi cho đội ngũ GV. Trong bối cảnh đó, hoạt động NCKH của Trường ĐH Nha Trang không chỉ hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
lĩnh vực có uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, CGCN, hàng đầu khu vực Đông Nam về lĩnh vực khoa học thủy sản và một số ngành kinh tế biển. Hoạt động KHCN của Trường ngày càng bám sát chiến lược KHCN của quốc gia, của ngành thủy sản và gắn liền với công tác đào tạo SĐH. Nhiều kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn của nghề cá, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của Trường.
Việc mở rộng, phát triển các hình thức và loại hình nghiên cứu thuộc tất cả các lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo; việc triển khai ứng dụng rộng rãi các sản phẩm, cơng trình khoa học vào thực tiễn; đặc biệt là việc khơi dậy, phát huy tất cả các tổ chức, các lực lượng tham gia NCKH, vv… đã tạo ra những cơ hội và điều kiện hết sức thuận lợi để GV rèn luyện, thử thách, cống hiến trong lĩnh vực NCKH. Trên thực tế, quá trình quản lý hoạt động NCKH, Trường ĐH Nha Trang cũng đã tận dụng, phát huy một cách hợp lý những cơ hội và điều kiện đó để nâng cao chất lượng, hiệu quả NCKH của Nhà trường.
Hai là, Ban Giám hiệu Nhà trường đã coi trọng và có nhữmg chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động NCKH
Qua gần 60 năm xây dựng, củng cố, phát triển nhiệm vụ NCKH của Trường ĐH Nha Trang đến nay đã đạt được nhiều thành tích về NCKH. Đó là nhờ sự sáng suốt trong đề xuất và thực thi các chủ trương, biện pháp quản lý hoạt động NCKH, từ việc lựa chọn nội dung, hình thức, loại hình nghiên cứu, đến việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân; sự nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động NCKH của GV. Hoạt động NCKH đã luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng sự phát triển của KHCN và thực tiễn nhiệm vụ của Nhà trường. Ban Giám hiệu đã đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp trong quản lý hoạt động NCKH của GV, qua đó phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của các đơn vị trong Nhà trường và huy động các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động KHCN của Nhà trường.
Ba là, Phòng KHCN đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, tích cực trong việc tham mưu, đề xuất những vấn đề về NCKH của GV
Phịng KHCN đã có sự nỗ lực không ngừng trong thực thi các nhiệm vụ NCKH và quản lý hoạt động NCKH. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban
Giám hiệu Nhà trường, Phòng KHCN đã chủ động nghiên cứu, đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp quản lý hoạt động NCKH; hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ NCKH của GV. Các đơn vị trong Trường bước đầu đã có sự đầu tư thời gian, cơng sức để tìm tịi, sáng tạo trong NCKH, đồng thời huy động và sử dụng được nguồn nhân lực cũng như các điều kiện hiện có để xây dựng, củng cố, phát triển tiềm lực khoa học, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ NCKH được giao.
Bốn là, đã phát huy vai trò của đội ngũ cán CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn trong hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH của GV
Trong điều kiện nguồn nhân lực khoa học của Nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học đầu ngành chưa nhiều, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tận dụng và phát huy vai trò của CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn. Trên thực tế, đội ngũ CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn là những chủ thể quản lý, đồng thời là nguồn nhân lực chính, nịng cốt trong hoạt động NCKH. Họ đã và đang chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động NCKH của khoa và đảm đương phần lớn những nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng, với phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau. Việc đánh giá đúng vai trò của đội ngũ CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn, đồng thời tận dụng, phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của họ trong hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH là chủ trương đúng, đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Năm là, đa số đội ngũ GV và CBQL có tâm huyết với nghề, tích cực tham gia hoạt động NCKH và chủ động ứng dụng các sản phẩm NCKH vào trong thực tế công tác chuyên môn
Đa số GV và CBQL đều phát huy tinh thần trách nhiệm tham gia hoạt động NCKH, từ việc tự học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực NCKH đến việc tích cực, chủ động tham gia thực hiện đề án, dự án, đề tài khoa học, biên soạn giáo trình tài liệu; tham dự các buổi hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, giảng bình bay đều đặn mặc dù khối lượng giảng dạy nhiều. Bên cạnh đó, GV và CBQL với tư cách vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể quản lý đã có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất quan trọng giúp lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng có
những chủ trương, biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động NCKH. Ngồi ra, họ cịn là người trực tiếp đưa các sản phẩm NCKH vào trong thực tiễn, quyết định đến tính hiệu quả của các nhiệm vụ NCKH.
2.6.2. Mặt yếu
Nhận thức, năng lực quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ NCKH của CBQL các cấp còn hạn chế
Nhiệm vụ GD&ĐT của Nhà trường ngày càng nặng nề, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao đã đặt ra cho hoạt động NCKH nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, hoạt động NCKH chưa được quan tâm đúng mức như nhiệm vụ GD&ĐT. Một số đơn vị chưa có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sâu sắc, toàn diện, chưa đặt ra yêu cầu cao đối với hoạt động NCKH. Nhận thức của CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn về hoạt động NCKH chưa đầy đủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, chặt chẽ. Năng lực quán triệt và tổ chức thực hiện các hoạt động NCKH còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến nhiều mặt trong quản lý hoạt động NCKH như: Xây dựng tiềm lực khoa học; quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH; xây dựng ý thức, trách nhiệm, sự đồng thuận của mỗi cá nhân và tập thể đối với hoạt động NCKH. Một số GV và CBQL chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của hoạt động NCKH đối với GV nói riêng và sự phát triển của Nhà trường nói chung.
Hoạt động quản lý chưa thúc đẩy hoạt động NCKH của GV phát triển
Đây là nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, khuyết điểm trong quản lý hoạt động NCKH. Trình độ quản lý hạn chế được thể hiện trên một số vấn đề như: Hệ thống văn bản pháp quy chậm được đổi mới, việc nghiên cứu, xây dựng quy chế hoạt động NCKH chưa được quan tâm; vai trò định hướng nghiên cứu của CBQL chưa hiệu quả, còn bị động và phụ thuộc nhiều vào cơ quan quản lý; quy trình hoạt động NCKH chưa được xác lập rõ ràng; công tác sơ kết, tổng kết chưa thường xun, cịn mang tính hình thức. Những vấn đề này đã tạo rào cản đối với hoạt động