3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và khả thi
Các biện pháp quản lý khi được xác lập phải hướng tới mục tiêu quản lý và thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã xác định. Đó là vấn đề có tính ngun tắc bởi nó là điểm xuất phát, định hướng, chi phối toàn bộ nội dung, phương pháp và tổ chức quản lý. Tuy nhiên, nội dung quản lý hoạt động NCKH ở Trường ĐH Nha Trang rất rộng, hình thức hoạt động phong phú nên các biện pháp không thể thực hiện một cách chung chung, dàn trải, mà phải tập trung trọng tâm vào giải quyết những khâu yếu, mặt yếu trong hoạt động NCKH. Điều này thể hiện tính mục đích của các biện pháp quản lý hoạt động NCKH.
Mỗi biện pháp đề xuất phải bảo đảm phát huy tốt nhất các nhân tố của quá trình quản lý, được các chủ thể, đối tượng quản lý đón nhận và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Biện pháp phải tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể quản lý phát huy được năng lực quản lý, uy tín và quyền lực trong quản lý, dễ điều khiển các đối tượng quản lý, công cụ quản lý và làm chủ được tồn bộ q trình quản lý; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng quản lý tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo dễ dàng cho quá trình triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả.
Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng của CBQL, GV và điều kiện hoàn cảnh của Trường để triển khai được trong thực tiễn.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển
Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của quản lý hoạt động NCKH và phải đề xuất được các biện pháp mới, để hoạt động NCKH của GV trong Trường ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; hiệu lực quản lý hoạt động NCKH được củng cố vững chắc; phát huy hiệu quả những biện pháp trước đây, giải quyết triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại.
Những đề xuất ra phải xuất phát từ thực tiễn, điều kiện của Nhà trường và kế thừa những thành quả trước đó. Một số biện pháp thực tế đã triển khai và bước đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ bảo đảm sự phát triển bền vững, ổn định, cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động NCKH trong giai đoạn vừa qua không làm xáo trộn hệ thống, bảo đảm nguyên tắc phát triển.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ, phù hợp với khung lý luận và cơ sở thực tiễn. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung quản lý hoạt động NCKH có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trị của nó nhưng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các biện pháp thì mới đạt được hiệu quả, hiệu lực cao trong quản lý hoạt động NCKH.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện
Khi đề xuất các biện pháp phải xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và thực tiễn quản lý hoạt động NCKH, tránh chủ quan, phiến diện một chiều, phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc và bám sát các quan điểm, đường lối chỉ đạo các cấp nói chung, đặc biệt chủ trương về đổi mới quản lý hoạt động KHCN nói riêng đồng thời, phải căn cứ và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường trong giai đoạn đổi mới; đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động NCKH hiện nay.
Tóm lại, việc đưa ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động
NCKH là rất quan trọng và cần thiết. Những nguyên tắc đó được xác định trên những căn cứ khoa học, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho các chủ thể quản lý có cái nhìn sâu sắc, tồn diện về các biện pháp quản lý, đồng thời lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, tránh dập khn máy móc, thiếu đi sự sáng tạo. Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của trường ĐH Nha Trang phải hướng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới KHCN nói chung trong đó hoạt động quản lý giữ một vai trò quan trọng.