So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 112)

Như vậy, qua khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết ý kiến đều thừa nhận tính cấp

thiết và tính khả thi của các biện pháp. Mặc dù cịn một số ít ý kiến chưa thực sự đồng thuận, song nhìn một cách tổng thể, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV trong bối cảnh đổi mới KHCN là phù hợp với chủ trương lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động NCKH của GV và thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV trường ĐH Nha Trang. Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động KHCN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, phấn đấu đạt được mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn đề ra gồm: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới hoạt động KHCN trong trường đại học; thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tuyển chọn, giao nhiệm vụ NCKH cấp Trường; tổ chức hức hoạt động NCKH gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, phục vụ yêu cầu đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nghiên cứu; đa dạng hóa nguồn lực NCKH; xây dựng cơ chế ứng dụng kết quả NCKH và CGCN vào hoạt động thực tiễn.

Luận văn đã thực hiện khảo sát CBQL và GV về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Các biện pháp quản lý đề xuất đều được đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi cao phù hợp với các điều kiện thực tế tại Trường ĐH Nha Trang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động NCKH là một trong hai chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học nói chung và Trường ĐH Nha Trang nói riêng. Trong những năm qua, hoạt động NCKH của GV đã đạt được những thành tựu đáng kể và có hướng phát triển tiến bộ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động NCKH và quản lý hoạt động này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH của một số GV chưa đầy đủ; công tác quản lý chưa thúc đẩy, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các đơn vị trong Trường; chất lượng nguồn nhân lực khoa học còn thiếu so với yêu cầu; việc ứng dụng sản phẩm NCKH vào trong thực tiễn còn chậm, hiệu quả chưa cao;...Những hạn chế, bất cập này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân từ quản lý hoạt động NCKH của GV. Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV là việc làm cấp bách hiện nay.

Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động NCKH của GV, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV ở Trường ĐH Nha Trang đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới quản lý hoạt động KHCN trong trường đại học.

Biện pháp 2: Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tuyển chọn, giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Trường.

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, phục vụ yêu cầu đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nghiên cứu.

Biện pháp 4: Đa dạng hóa nguồn lực nghiên cứu khoa học.

Thực hiện đầy đủ, đồng bộ các biện pháp, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với thực tiễn sẽ khắc phục được những hạn chế, yếu kém; đồng thời, phát huy những mặt mạnh đã đạt được của hoạt động NCKH cũng như quản lý hoạt động NCKH của GV trong thời gian qua; tạo động lực mới thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH của Nhà trường trong thời gian tới.

Hệ thống biện pháp trên đã được khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi với sự đồng tình, nhất trí cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả, trong hệ thống biện pháp đã đề xuất, biện pháp “Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới quản lý hoạt động KHCN trong trường đại học” là biện pháp cơ bản nhất, quan trọng nhất, nó định hướng việc thực hiện và chi phối xuyên suốt đến kết quả thực hiện năm biện pháp còn lại, đây là những biện pháp cơ bản, quan trọng, và thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giải quyết được những vấn đề trước mắt cũng như những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài đối với hoạt động NCKH của GV trong Trường.

Những nội dung nghiên cứu trong luận văn là những luận cứ khoa học giúp CBQL các cấp vận dụng trong quản lý hoạt động NCKH ở đơn vị mình. Tuy nhiên, NCKH là lĩnh vực rất rộng, phạm vi nghiên cứu của luận văn chưa bao quát, đầy đủ hết các hoạt động thuộc lĩnh vực NCKH. Do đó, những nội dung nghiên cứu trong luận văn, các biện pháp quản lý đưa ra chắc chắn chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đối với quản lý hoạt động NCKH của GV trong bối cảnh đổi mới KHCN hiện nay. Đây chính là vấn đề cần đặt ra và tiếp tục nghiên cứu ở mức độ rộng hơn, sâu hơn về quản lý hoạt động NCKH của GV.

2. Khuyến nghị

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng cơ chế khuyến khích để hình thành các doanh nghiệp khoa học cơng nghệ trong nhà trường.

- Bộ GD&ĐT cần xây dựng các mơ hình hợp tác nghiên cứu giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình đưa các kết quả NCKH vào thực tiễn.

- Đơn giản hóa thủ tục quản lý tài chính, hướng vào khốn đến sản phẩm cuối cùng.

Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện Chiến lược phát triển GD&ĐT của Trường ĐH Nha Trang giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung ưu tiên những vấn đề cấp bách như phát triển đội ngũ giảng viên, CBQL các cấp, vì đây là lực lượng nịng cốt thực hiện các nhiệm vụ NCKH của Nhà trường.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động NCKH để tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho hoạt động NCKH của GV; xây dựng và tạo cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy các tập thể, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động NCKH. Khuyến khích hỗ trợ hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh để đủ điều kiện xây dựng, đấu thầu thành công những dự án nghiên cứu lớn trong nước và quốc tế.

Chú trọng xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phịng thí nghiệm hiện đại cùng với việc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để các trung tâm nghiên cứu, phịng thí nghiệm thực sự là nơi tự do sáng tạo, thực hiện tốt các đề tài yêu cầu trình độ cao và hiện đại.

Mở rộng quan hệ hợp tác NCKH với nước ngoài, với các doanh nghiệp, địa phương.

Đối với các đơn vị chức năng trong Trường

Phòng KHCN, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phịng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí chủ động phối hợp với các khoa, viện xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định,...về các lĩnh vực công tác của Trường sao cho đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động quản lý. Phòng KHCN, phối hợp Phòng Tổ chức – Hành chính và các đơn vị khoa, viện tạo điều kiện để GV được học tập nâng cao trình độ về nghiệp vụ quản lý nói chung, quản lý hoạt động NCKH nói riêng, bồi dưỡng năng lực NCKH cho GV.

Đối với các khoa, viện

Chủ động đề xuất các biện pháp với Ban Giám hiệu Nhà trường và các đơn vị chức năng để thực hiện tốt công tác tạo nguồn, phát triển đội ngũ GV. Xây

dựng kế hoạch hoạt động NCKH của đơn vị theo đúng hướng dẫn của Phòng KHCN, bảo đảm tính cấp thiết và khả thi trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH của GV mà đơn vị đề xuất. Có biện pháp đánh giá đúng hoạt động NCKH của GV, CBQL thông qua giảng dạy và kết quả NCKH, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, ...; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tài năng khoa học, tập trung vào số GV có trình độ cao, GV trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Khoá 8, Nxb CTQG, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề, cán

bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT về việc ban

hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo – Tập huấn đổi mới quản

lý hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV về

việc ban hành Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, Hà Nội.

7. Đào Ngọc Cảnh (2018), “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 54, (7C).

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Bài giảng những vấn đề lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Trường CBQL, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Chỉ thị 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012, Hà Nội.

10. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020, Hà Nội. 11. Chính phủ (2014), Điều lệ trường đại học, Hà Nội.

12. Chính phủ (2016), Đề án Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội

ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 – 2025, Hà Nội.

13. Lê Yên Dung (2010), Mơ hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong

đại học đa ngành đa lĩnh vực, Luận án tiến sĩ, Đại học Giáo dục, Trường Đại

học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ

XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.

15. Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học

giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Hiếu (2013), Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục,

Học viện Chính trị, Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Huy (2013), Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh

viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Ngô Tùng Lâm (2010), Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý khoa học

và công nghệ, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2015), Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Lưu Thế Mạnh (2014), Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở Trường

Sĩ quan Không quân, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Chính trị,

Hà Nội.

22. Hồ Thị Nga (2006), Xây dựng quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh,

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của

giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Luận

24. Phan Thị Tú Nga (2011), “Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, (68).

25. Phạm Thành Nghị - Nguyễn Thạc (2008), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Hà Nội.

27. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giáo dục Đại học, Hà Nội.

28. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học

và công nghệ.

29. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật sửa đổi bổ

sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Hà Nội.

30. Lê Thị Phương Thảo (2008), Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Cơng Đồn, Luận văn thạc sĩ

Giáo dục học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

31. Trần Hồ Thảo (2006), Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKH ở Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ

Quản lý giáo dục.

32. Ngô Minh Thuận, một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học đối với đội ngũ giảng viên tạo Học viện chính sách và Phát triển, Học viện chính sách và Phát triển.

33. Nguyễn Thị Tình (2010), Tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học,

Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội.

34. Trường Đại học Nha Trang (2013), Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

35. Nguyễn Trọng Tuấn (2013), “Thực trạng kĩ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên ngoài cơng lập tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, (50).

36. Nguyễn Thị Tuyết (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam theo hướng bình đẳng giới, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,

Hà Nội.

37. Nguyễn Lê Văn (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb trẻ. 38. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Kính gửi Q Thầy/Cơ giảng viên Trường Đại học Nha Trang

Để giúp chúng tơi có thêm cơ sở nghiên cứu luận văn “Quản lý hoạt động

nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học cơng nghệ” và để có thêm cơ sở đánh giá thực

trạng hoạt động và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)