Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 33 - 40)

1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trƣờng đạ

1.4.3.Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

Quản lý hoạt động NCKH của GV cũng như quá trình quản lý khác là quá trình chủ thể quản lý (cơ quan, trường học, đơn vị quản lý khoa học…) tác động tới đối tượng quản lý (các nhà khoa học) một các có tổ chức, có định hướng nhằm tạo ra các sản phẩm NCKH thực thụ. Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên được triển khai theo hệ thống các văn bản của cấp trên và văn quản quản lý của từng trường ĐH. Quản lý hoạt động NCKH của GV bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý các yếu tố đầu vào của hoạt động NCKH. - Quản lý quy trình tổ chức hoạt động NCKH. - Quản lý sản phẩm NCKH.

- Quản lý hoạt động CGCN.

1.4.3.1. Quản lý các yếu tố đầu vào của hoạt động NCKH

Quản lý các yếu tố đầu vào gồm các nội dung: Quản lý nguồn nhân lực làm công tác NCKH; quản lý vật lực, tài lực NCKH, thông tin phục vụ NCKH; dự báo và xây dựng kế hoạch trong hoạt động NCKH, cụ thể là:

Quản lý nguồn nhân lực hoạt động NCKH

Nhân lực NCKH là đội ngũ GV, những người tham gia trực tiếp vào q trình NCKH, họ chính là những người quyết định chất lượng của các cơng trình nghiên cứu. Để có chất lượng NCKH thì cần phải có một đội ngũ GV có đầy đủ đức và tài, những người có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có trình độ. Điều quan trọng của nguồn nhân lực là khả năng sáng tạo và đam mê khoa học. Nhân lực NCKH là tiềm năng của mọi tiềm năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho khoa học, mà còn cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại.

Quản lý nguồn nhân lực NCKH là nội dung quản lý quan trọng trong quản lý hoạt động NCKH, bởi vì nhân tố con người ln đóng vai trị quyết định đối với mọi hoạt động. Hiện nay, quản lý nguồn nhân lực NCKH ở các trường ĐH cần phải làm tốt công tác xây dựng và phát huy hết tiềm năng của nhân lực khoa học; xây dựng kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại, tuyển dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực; cần có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ; sắp xếp nhân lực vào các vị trí làm việc hợp lý và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho họ làm việc, cần có

chính sách thu hút nhân tài, coi nhân tài và trí tuệ như tài sản quý giá nhất của trường, của quốc gia để tạo nguồn nhân lực NCKH, đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực quản lý khoa học CBQL. Mỗi một con người ẩn dấu trong đó một hịn ngọc lung linh của trí tuệ, mỗi nhà khoa học ẩn chứa một khát vọng được cống hiến và tỏa sáng. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý nói chung và cơng tác quản lý NCKH nói riêng đó là khơng chỉ làm khơi dậy niềm đam mê NCKH của các nhà khoa học mà còn phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình để duy trì ngọn lửa đam mê đó, phải ln tạo điều kiện tốt nhất về mặt vật chất và tinh thần để các nhà nghiên cứu phát huy hết tài năng, cống hiến cho nhà trường và xã hội những sản phẩm khoa học thực thụ.

Quản lý các nguồn tài chính (tài lực) của hoạt động NCKH

Nguồn tài lực NCKH là toàn bộ ngân sách đầu tư cho NCKH, gồm: Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động NCKH và đầu tư cho khoa học; Kinh phí của trường ĐH đầu tư cho NCKH; nguồn tài trợ của các dự án, tổ chức, cá nhân. Nguồn tài lực là thông số quan trọng để đánh giá tiềm lực khoa học của một quốc gia, của Trường đại học và là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự thành công của mọi kế hoạch triển khai NCKH. Quản lý nguồn tài lực hoạt động NCKH ở trường ĐH là quản lý các nguồn kinh phí cấp trên phân cấp cho nhiệm vụ NCKH của Trường; kinh phí của Trường dành cho hoạt động NCKH theo kế hoạch năm hoặc theo từng nhiệm vụ cụ thể và các nguồn tài chính khác hỗ trợ cho hoạt động NCKH; nguồn tự tạo do hợp đồng, liên kết nghiên cứu - sản xuất, CGCN và viện trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.

Quản lý nguồn tài lực hoạt động NCKH tuân theo một quy trình gồm các bước như lập dự toán cho hoạt động NCKH hàng năm (theo năm tài chính); duyệt dự toán; cấp phát; thanh quyết toán và kiểm tra.

Quản lý cơ sở vật chất (vật lực) phục vụ hoạt động NCKH

Nguồn vật lực là toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, phịng thí nghiệm, nhà xưởng nơi nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm; máy móc, thiết bị kỹ thuật phổ thơng hay vật tư kỹ thuật chuyên dùng trong hoạt động NCKH; nguyên liệu, vật tư kỹ thuật sử dụng trong thí nghiệm, thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm... Vật lực là một trong

bốn nguồn lực đảm bảo cho thành công của hoạt động NCKH. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị phong phú, hiện đại là điều kiện thuận lợi để khoa học phát triển nhanh và ngược lại thiếu vật lực không thể tiến hành bất cứ hoạt động khoa học nào.

Về nguyên tắc, trong NCKH phương tiện, thiết bị phải đầy đủ, tinh xảo, hiện đại, với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nguyên vật liệu sử dụng phải tinh khiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về định tính và định lượng.

Quản lý các nguồn thông tin hoạt động NCKH

Thông tin là các tài liệu lý thuyết hoặc số liệu thực tiễn (đã qua xử lý) cung cấp cho hoạt động NCKH. Nhờ có thơng tin NCKH mà bộ máy khoa học mới có thể vận hành và tạo ra những giá trị mới. Thơng tin là điều kiện sống cịn của hoạt động NCKH. Thiếu thơng tin, NCKH sẽ rơi vào tình trạng mất phương hướng, lạc hậu, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. Quản lý thông tin NCKH ở trường ĐH là quản lý, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm NCKH, các số liệu điều tra, khảo sát đã được công bố phục vụ cho hoạt động NCKH; tổ chức hội thảo khoa học, duy trì nề nếp sinh hoạt học thuật,… để qua đó cập nhật những thơng tin mới, có giá trị và định hướng nghiên cứu cho giảng viên, CBQL.

Quản lý xây dựng và ban hành các văn bản về hoạt động NCKH

Căn cứ các văn bản quy định về quản lý hoạt động NCKH của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN.., lãnh đạo các trường ĐH và các phòng chức năng liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quản lý như: văn bản hướng dẫn thủ tục và trình tự thực hiện các khâu trong quá trình tổ chức và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, các hướng dẫn về việc thành lập hồi đồng, các quy định về chi tiêu, về báo cáo, kiểm tra, văn bản quy định chế độ và chính sách, cơ chế khuyến khích hoạt động NCKH.

Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH

Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của hoạt động quản lý trên cơ sở xuất phát từ định hướng phát triển KHCN của trường ĐH và phù hợp với mục tiêu tổng thể của nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH bao gồm xác định mục tiêu, chiến lược, thời gian, lộ trình thực hiện, điều kiện con người, các điều kiện bảo đảm khác để đạt được mục tiêu đề ra. Việc xây dựng kế hoạch giúp các chủ thể

quản lý có tầm nhìn tổng thể, bao qt, đồng thời xác định được những công việc cụ thể để đưa ra những quyết định chính xác, điều chỉnh và lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm được nhân lực, vật lực, tài chính, song vẫn đạt tới hiệu quả tối đa của hoạt động NCKH. Mặt khác, thông qua kế hoạch, đối tượng quản lý biết được nhiệm vụ của mình, biết được phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức.

Hàng năm, căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển KHCN của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trường ĐH; nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, trường ĐH xây dựng kế hoạch và đề xuất các nhiệm vụ KHCN với các cơ quan quản lý.

Trường ĐH xác định nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở và các nội dung hoạt động KHCN khác của trường căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển KHCN của trường.

1.4.3.2. Quản lý quy trình tổ chức thực hiện hoạt động NCKH của giảng viên

Trong trường ĐH, nếu có đầy các điều kiện về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực…) để phục vụ cho hoạt động NCKH nhưng khơng có một quy trình tổ chức hợp lý thì sẽ khơng đạt được hiệu quả NCKH.

CBQL hoạt động NCKH phải thực hiện một quy trình tổ chức hoạt động NCKH ở đơn vị mình thơng qua các kỹ năng quản lý như kỹ năng định hướng nhu cầu, kỹ năng cụ thể hóa thành nhiệm vụ, kỹ năng chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá,

Quy trình quản lý tổ chức NCKH thường gồm 3 giai đoạn: Xây dựng và xét duyệt nhiệm vụ; tổ chức chỉ đạo thực hiện; đánh giá nghiệm thu kết quả:

Giai đoạn 1: Xây dựng và xét duyệt nhiệm vụ NCKH

Ở giai đoạn này, CBQL hoạt động NCKH phải hình thành được nội dung nhiệm vụ nghiên cứu, xác định được cá nhân và đơn vị chủ trì thực hiện, tổ chức xét duyệt và chính thức ghi vào kế hoạch thực hiện của các đơn vị liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bƣớc tiến hành:

- Dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu

Đây là khâu quan trọng, quyết định chính xác quy mơ, cách thức tổ chức của các hoạt động nghiên cứu. Dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi như: có phù hợp với điều kiện thực tiễn hay khơng, có đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển hay

không? Dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu được tiến hành ở cơ quan quản lý khoa học và đơn vị đề xuất, nhà quản lý cần phải thực hiện những việc sau đây:

Một là, CBQL phải dự kiến được các nội dung dựa trên việc phân tích kết quả hoạt động NCKH, để rút ra những vấn đề nghiên cứu cần phân tích tình hình thực tiễn dựa vào các Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng, Nhà nước, địa phương về các vấn đề trọng tâm cần phát triển.

Hai là, CBQL phải dự kiến được hình thức thực hiện. Dựa trên quy mơ nội dung nghiên cứu, thời gian có thể thực hiện, khả năng kinh phí để xác định hình thức thực hiện đề tài NCKH, hội thảo khoa học hay dự án điều tra… Hình thức tổ chức càng phong phú thì càng phát huy vai trị tác dụng của NCKH.

Ba là, phải dự kiến cá nhân chủ trì nghiên cứu. Họ có thể là các nhà khoa học, CBQL, các GV nhưng phải là những cá nhân có trình độ, có năng lực thực hiện; có kiến thức chun mơn thích hợp với nhiệm vụ nghiên cứu.

Bốn là, trên cơ sở nội dung nghiên cứu, quy mô nghiên cứu và căn cứ vào định mức chỉ tiêu cho hoạt động NCKH đang áp dụng tại đơn vị để dự kiến nhu cầu kinh phí trình lên cấp có thẩm quyền.

- Trình duyệt nhiệm vụ nghiên cứu

Việc trình duyệt nhiệm vụ nghiên cứu có thể tiến hành ở hai loại đối tượng: Thảo luận ở hội nghị lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hoặc ở hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở nhằm cân nhắc, lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh về cả nội dung, hình thức, người chủ trì và về mức kinh phí. Bản dự thảo kế hoạch nghiên cứu được tổng hợp trong kế hoạch NCKH sau khi được thảo luận và hồn chỉnh trình cấp lãnh đạo xem xét.

- Lựa chọn cá nhân và đơn vị chủ trì nghiên cứu

Sau khi kế hoạch nghiên cứu đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhà quản lý phải thông báo công khai các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đảm bảo quyền dân chủ trong NCKH, quyền được nhận thông tin cần thiết và quyền đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. Các thủ tục đăng ký đều phải được tiến hành theo đúng quy định của cơ quan quản lý hướng dẫn. Thông qua bàn bạc công khai và đề cử, hoặc do các cá nhân đăng ký có đủ điều kiện, hội đồng khoa học và đào tạo sẽ quyết định

giao nhiệm vụ nghiên cứu cho ai, cho cơ sở nào. Một khâu quan trọng ở bước này đó là xét duyệt đề cương nghiên cứu chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện ở cấp cơ sở.

- Phê duyệt đề cƣơng chi tiết và bổ nhiệm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Quyết định bổ nhiệm người và đơn vị chủ trì nghiên cứu do lãnh đạo cơ quan cân nhắc và đưa ra trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và đào tạo, chính thức xác định nhiệm vụ nghiên cứu của cá nhân hoặc đơn vị được giao thực hiện. Người và đơn vị được giao hoàn chỉnh đề cương chi tiết theo góp ý của Hội đồng khoa học và đào tạo. Nếu được chấp nhận, các thủ tục quản lý để đảm bảo cấp phát kinh phí sẽ được thực hiện sau đó.

Giai đoạn 2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Yêu cầu của giai đoạn này là áp dụng các biện pháp tổ chức quản lý để đảm bảo việc tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu được đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu đã được phê duyệt.

Tổ chức thực hiện là khâu xương sống của q trình quản lý NCKH, nó có

quyết định đến chất lượng sản phẩm NCKH. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của quá trình nghiên cứu, nhà quản lý cần tập trung:

Việc giao và nhận nhiệm vụ NCKH được thực hiện bằng hình thức ký hợp đồng NCKH hoặc hợp đồng trách nhiệm. Việc ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ NCKH trong kế hoạch được tiến hành giữa các cơ quan đại diện cho các cấp quản lý (cấp Nhà nước, cấp Bộ, tỉnh và cấp Trường) với chủ nhiệm chương trình, chủ trì đề tài NCKH và thủ trưởng đơn vị.

Các đề tài NCKH phải hoàn tất các thủ tục đăng ký theo mẫu của Bộ KHCN (nếu là đề tài cấp Nhà nước) và mẫu của Bộ GD&ĐT (nếu là đề tài cấp Bộ) và mẫu đăng ký đề tài cấp Trường do đơn vị quy định.

Hiệu trưởng các trường ĐH chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động NCKH của trường mình phụ trách, có trách nhiệm đơn đốc kiểm tra và bảo đảm các điều kiện để chủ nhiệm chương trình, chủ trì đề tài, chủ trì dự án hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai được giao đúng với kế hoạch và yêu cầu đã xác định.

Trong trường hợp đề tài có nội dung trùng lặp, hoặc nội dung không rõ ràng, hoặc nội dung đề tài khơng có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, hoặc vi phạm

những quy tắc về an toàn lao động bảo vệ mơi trường, hoặc khơng có khả năng tiếp tục..., cơ quan giao nhiệm vụ có thể quyết định chấm dứt hoạt động của đề tài.

Chỉ đạo là phương thức tác động tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng

quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trong quản lý hoạt động NCKH đảm bảo việc phân cấp tránh trùng lặp và lãng phí, theo dõi, động viên, giúp đỡ để thực hiện tốt kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Tạo quyền tự chủ của chủ trì đề tài, đảm bảo đúng quy định và phát huy tối đa sức sáng tạo trong nghiên cứu. Nâng cao vị thế của hoạt động NCKH trong trường ĐH bằng cách tập trung đầu tư, tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt động này phát triển và hiệu quả hơn nữa.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH: Chú trọng đến việc xây dựng tiêu chí

xét chọn, đánh giá đề tài để thuận lợi trong công tác kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện theo đề cương đăng ký các đề tài NCKH nhằm mục đích phát hiện các vấn đề phát sinh, khó khăn về điều kiện, nội dung, kinh phí trong q trình thực hiện nghiên cứu để có phương án điều chỉnh kịp thời. Quy mơ của kiểm tra định kỳ có thể là tổng kiểm tra hoặc kiểm tra gọn nhẹ với quy mơ có giới hạn, kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 33 - 40)