Nhìn vào Biểu đồ 2.2 cho thấy số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế tăng cao những năm gần đây là do Nhà trường đã có chính sách buộc GV trẻ đi học tập sau đại học ở nước ngồi và có cơ chế khuyến khích đội ngũ GV trong việc viết báo đăng tạp chí trong và ngồi nước (khen thưởng từ 10-30 triệu đồng/bài báo cho CBVC có bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI, SCI, SCIE, SCOPUS).
Kết quả NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang trong những năm qua đã phản ánh một cách khách quan sự trưởng thành và phát triển của đội ngũ GV trong hoạt động NCKH cũng như những cố gắng, nỗ lực của đội CBQL. Tuy nhiên kết quả đó mới là sự khẳng định bước đầu, chưa đáp ứng kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.
2.3.1.3. Hình thức tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Kết quả khảo sát 210 GV, CBQL cho thấy hình thức tham gia hoạt động NCKH của GV khá phong phú, tập trung nhiều nhất là xây dựng chương trình đào tạo (70,48 ), và tương đối đồng đều ở một số hình thức như viết báo đăng trên tạp chí trong nước, tham gia hội thảo trong nước, hướng dẫn sinh viên NCKH. Khả năng biên soạn sách, giáo trình (19,52%) và tổ chức hoạt động tư vấn CGCN (2,86%) là hai hoạt động có tỷ lệ GV tham gia thấp nhất.
Bảng 2.4. Hình thức tham gia hoạt động NCKH của GV
STT Hình thức tham gia hoạt động
NCKH của GV GV, CBQL (N=210) SL % 1. Đề tài cấp Nhà nước 20 9,52 2. Đề tài cấp Bộ 33 15,71 3. Đề tài cấp Tỉnh 29 13,81 4. Đề tài/dự án Quốc tế 26 12,38 5. Đề tài cấp Trường 67 31,90
6. Viết báo đăng trên tạp chí Quốc tế 74 35,24 7. Viết báo đăng trên tạp chí trong nước 111 52,86
8. Tham gia Hội thảo trong nước 101 48,10
9. Tham gia Hội thảo quốc tế 80 38,10
10. Biên soạn sách, giáo trình (chủ biên) 41 19,52 11. Biên soạn sách, giáo trình (tham gia) 89 42,38
12. Xây dựng CTĐT 148 70,48
13. Hướng dẫn SV NCKH 101 48,10
14. Tổ chức hoạt động tư vấn CGCN 6 2,86
2.3.2. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
Một trong các yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng hoạt động NCKH chính là năng lực NCKH của GV. Kết quả đánh giá một số kỹ năng NCKH của GV (Bảng 2.5) cho thấy, cả 8 kỹ năng đều đánh giá ở mức khá. Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu có điểm TB thấp nhất là 1,79. Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu có thể coi là kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động NCKH nhưng kết quả đánh giá cũng chỉ đạt điểm TB là 1,89. Kỹ năng quản lý tài chính có điểm TB là 1,93 là một biểu hiện tích cực, bởi vì so với các kỹ năng khác thì đây là kỹ năng mà GV khơng được hướng dẫn trực tiếp mà họ phải tự học hỏi, tự đúc kết kinh nghiệm. Kỹ năng có điểm TB cao nhất là kỹ năng xử lý và phân tích số liệu trong NCKH là 2,39 và kỹ năng viết báo cáo khoa học và tổng hợp kết
quả nghiên cứu là 2,30. Đây là 2 kỹ năng tạo nên kết quả sản phẩm NCKH, mang tính chất quyết định sự thành công, hiệu quả của một đề tài nghiên cứu. Như vậy một số kỹ năng NCKH của GV vẫn còn hạn chế, Nhà trường cần quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng NCKH của GV, không chỉ đưa ra những quy định cụ thể mà quan trọng là tổ chức nâng cao kỹ năng NCKH cho GV thông qua các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn…
Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng kỹ năng NCKH của GV
STT Nội dung Mức độ đánh giá (N=210) Điểm TB Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt
1. Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu 29 85 90 30 5 1,79 2. Kỹ năng xây dựng đề cương
nghiên cứu 26 82 81 35 12 1,89
3. Kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu theo quy trình 34 90 70 40 10 1,86 4. Kỹ năng xây dựng công cụ nghiên
cứu trong NCKH 35 95 59 39 17 1,90
5. Kỹ năng quản lý tài chính 12 61 71 61 5 1,93 6. Kỹ năng xử lý và phân tích số liệu
trong NCKH 14 29 86 80 15 2,39
7. Kỹ năng viết báo cáo khoa học
tổng hợp kết quả nghiên cứu 12 31 97 70 12 2,30
8. Kỹ năng làm việc nhóm 8 35 78 82 7 2,21
Điểm TB 2,03
2.3.3. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học của hoạt động nghiên cứu khoa học
2.3.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH
CBQL hoạt động NCKH của GV đã mau chóng tiếp cận với những nội dung, quan điểm và phương thức quản lý hiện đại, phù hợp với định hướng đổi mới trong quản lý hoạt động NCKH của GV; vai trò của CBQL ngày càng được củng cố và
nâng cao, cơ bản đáp ứng với yêu cầu, nội dung, tính chất của cơng việc quản lý trên từng cương vị, chức trách. CBQL của Trường luôn coi trọng và đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ GV và hoạt động NCKH của GV, đồng thời thể hiện đúng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với hoạt động NCKH của Nhà trường nói chung, NCKH của GV nói riêng. trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp chuẩn hoá đội ngũ GV, tăng cường công tác quản lý để phát huy vai trò, trách nhiệm của GV trong hoạt động GD, ĐT và NCKH.
Đối với GV, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy GV còn nhiệm vụ NCKH dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Kết quả tham gia hoạt động NCKH của GV phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên phải kể đến yếu tố nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của GV và CBQL trong Nhà trường. Nếu GV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH thì GV sẽ có ý thức trách nhiệm và động cơ tích cực đối với hoạt động này. Có nhận thức đúng vai trị của hoạt động NCKH, GV mới chủ động rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tham gia các hoạt động nghiên cứu và thực hiện tốt kế hoạch NCKH của Nhà trường.
Bảng 2.6. Nhận thức của GV, CBQL về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với GV
Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH GV (N=144) CBQL (N=66) SL % SL % Rất quan trọng 42 29,17 13 19,70 Quan trọng 76 52,78 50 75,30 Ít quan trọng 20 13,89 3 4,55 Không quan trọng 6 4,17 0 0
Qua kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của GV ở Bảng 2.6 cho thấy, có sự khác biệt lớn giữa nhận thực của GV và CBQL về vai trò của hoạt động NCKH đối với GV, có đến 13,89 GV cho rằng hoạt động NCKH ít quan trọng và 4,17 cho rằng hoạt động NCKH của GV không quan trọng, đối với CBQL trên 90 cho rằng hoạt động NCKH của GV có vai trị quan
trọng và rất quan trọng, khơng có ý kiến nào cho rằng hoạt động này khơng quan trọng. Điều này có thể là do việc Nhà trường đã cho phép quy đổi giờ giảng dạy sang giờ NCKH trong những năm qua ảnh hưởng tới nhận thức của GV, một số GV không tham gia hoạt động NCKH nhưng vẫn được được xét hồn thành nhiệm vụ nếu có dư giờ giảng dạy để quy đổi bù vào giờ NCKH.
2.3.3.2. Mục đích tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Thái độ của một cá nhân đối với một cơng việc nào đó phần lớn được quyết định bởi động cơ, mục đích của cá nhân đó đối với cơng việc mà họ sẽ làm. Kết quả tìm hiểu thực trạng mục đích tham gia hoạt động NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang được thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Mục đích tham gia hoạt động NCKH của GV
STT Mục đích tham gia hoạt động
NCKH của GV GV (N=144) CBQL (N=66) SL % SL %
1 Nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên 136 94,44% 53 80,30% 2 Thực hiện ý tưởng nghiên cứu 123 85,42% 47 71,21% 3 Nâng cao trình độ chuyên môn,
năng lực nghiên cứu 140 97,22% 58 87,88%
4 Phục vụ công tác giảng dạy 137 95,14% 54 81,82% 5 Phục vụ phân loại lao động và xét
thi đua hàng năm 132 91,67% 56 84,85%
6 Đủ điều kiện thi thăng hạng chức
danh GVC, GVCC 103 71,53% 53 80,30%
7 Tăng thu nhập 97 67,36% 45 68,18%
Kết quả khảo sát cho thấy đa số GV cho rằng mục đích tham gia hoạt động NCKH của GV là để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu (97,22 ), đây chính là một động lực to lớn để hoạt động NCKH đạt chất lượng và hiệu quả cao khi các GV đều tận tâm tận lực với NCKH, tiếp theo là mục đích phục vụ cơng tác giảng dạy; Riêng mục đích để tăng thu nhập có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất (67,36 ) trong các mục đích tham gia hoạt động NCKH của GV. Đối với CBQL,
có sự lựa chọn tương đối đồng đều, gần như rải đều đối với các mục đích. Tỷ lệ chọn mục đích NCKH phục vụ cơng tác phân loại lao động và xét thi đua hàng năm của GV và CBQL đều khá cao tương ứng 91,67 và 84,85 kết quả này cũng phù hợp với thực tế vì trong quy định về phân loại lao động và xét thi đua của Trường có đưa tiêu chí về hoạt động NCKH để xét.
2.3.3.3. Sự hài lòng của giảng viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học