Cơ cấu tổ chức hoạt động khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 31 - 33)

1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trƣờng đạ

1.4.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động khoa học công nghệ

1.4.2.1. Hội đồng khoa học và đào tạo

Hội đồng khoa học và đào tạo thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về những công việc: Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; định hướng phát triển NCKH và công nghệ, hợp tác quốc tế; thẩm định chương trình đào tạo; kế hoạch hợp tác với cơ sở đào tạo, cơ sở NCKH, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân ở trong nước, nước ngoài để triển khai các hoạt động liên quan đến đào tạo, NCKH; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra; đánh giá giảng viên, đánh giá chất lượng của trang thông tin điện tử, tạp chí, tập san khoa học cơng nghệ (nếu có), đánh giá việc tổ chức và quản lý đào tạo, hoạt động NCKH của các đơn vị trong trường.

1.4.2.2. Phịng/Ban khoa học cơng nghệ

- Phòng/Ban KHCN là tổ chức giúp Giám đốc, Hiệu trưởng trong chỉ đạo và quản lý hoạt động KHCN, cụ thể là:

- Tổ chức xây dựng, tổng hợp kế hoạch KHCN của trường. Điều hòa, phối hợp, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KHCN. Định kỳ báo báo tình hình hoạt động KHCN của trường lên cấp trên.

- Quản lý việc thực hiện các quy chế, chế độ KHCN thống nhất trong tồn trường. - Thơng qua các hợp đồng KHCN theo ủy nhiệm của Hiệu trưởng và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các hợp đồng đã ký, xử lý các trường hợp khiếu nại.

sản xuất, có biện pháp chủ động tăng nhanh số lượng và giá trị các hợp đồng KHCN, lao động sản xuất nhằm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Tổ chức việc đánh giá kết quả KHCN, kiến nghị khen thưởng các cơng trình khoa học xuất sắc, phối hợp với phịng Tài vụ quyết tốn kinh phí KHCN.

- Quản lý cơng tác KHCN của SV.

- Quản lý công tác thông tin, xuất bản tài liệu kinh tế, các hoạt động sáng kiến, sáng chế, phát minh.

- Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị NCKH, lao động sản xuất trong trường.

- Phối hợp với Phòng, Ban Quan hệ quốc tế hướng dẫn và quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN.

- Phối hợp với các phòng chức năng liên quan để giải quyết những vấn đề về cán bộ, lao động, thiết bị vật tư, kinh phí, các chế độ chính sách liên quan đến hoạt động KHCN, lao động sản xuất của trường theo các chế độ chính sách đã ban hành.

1.4.2.3. Khoa, viện, bộ môn

Khoa, viện, bộ mơn trực thuộc trường có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH; phối hợp với phòng KHCN và các phịng chức năng có liên quan quản lý chất lượng hoạt động KHCN; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ NCKH.

1.4.2.4. Viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trong trường đại học

- Viện, trung tâm nghiên cứu là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở, được thành lập và hoạt động theo Luật KHCN, có các nhiệm vụ sau:

- Triển khai các nhiệm vụ KHCN, chuyển giao kết quả NCKH và phát triển công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng.

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động KHCN với đào tạo và thực tế sản xuất, kinh doanh.

- Doanh nghiệp trong trường ĐH có nhiệm vụ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu và hàng hoá dịch vụ thuộc các ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc thực hiện các dịch vụ KHCN gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của trường ĐH nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, góp phần gắn nhà trường với xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển thị trường cơng nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)