Mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 76 - 82)

TT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện (N=210) ĐiểmTB Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1

Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển hoạt động NCKH dài hạn (10-20 năm), trung hạn (5- 10 năm)

16 34 106 52 2 1,95

2 Xây dựng kế hoạch hoạch

2.4.3. Quản lý quy trình tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên giảng viên

Quy trình quản lý tổ chức NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang gồm 4 giai đoạn: Xây dựng và xét duyệt nhiệm vụ; tổ chức chỉ đạo thực hiện; đánh giá nghiệm thu kết quả; công bố và ứng dụng kết quả.

Giai đoạn xây dựng và xét duyệt nhiệm vụ NCKH: Ở giai đoạn này CBQL hoạt động NCKH phải hình thành được nội dung nhiệm vụ nghiên cứu, xác định được cá nhân và đơn vị chủ trì thực hiện, tổ chức xét duyệt và chính thức ghi vào kế hoạch thực hiện của các đơn vị liên quan. Trong đó bước dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu là quan trọng nhất. Dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu phải trả lời được các câu hỏi như: có phù hợp với điều kiện thực tiễn hay khơng, có đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển hay không? Theo quy trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu của Trường hiện nay, việc đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu cấp Trường được thực hiện theo đề xuất từ cấp đơn vị lên Nhà trường, CBQL của Trường chưa dự kiến các nhiệm vụ dựa trên việc phân tích kết quả hoạt động NCKH của GV, tình hình thực tiễn, các vấn đề trọng tâm cần phát triển để lập danh mục các đề tài nghiên cứu và đưa ra tuyển chọn hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp cho GV.

Sau khi có quyết định giao nhiệm vụ NCKH các đơn vị, GV tổ chức và thực hiện các hoạt động NCKH theo phân cấp quản lý. Việc tổ chức, thực hiện kế hoạch NCKH đã được các cấp CBQL coi trọng và đạt kết quả khá tốt, ít ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ khác của GV, đặc biệt là nhiệm vụ giảng dạy. Đối với từng nhiệm vụ NCKH, các đơn vị, cá nhân rà soát, điều chỉnh, bổ sung lực lượng thực hiện; có sự phân cơng, giao nhiệm vụ cụ thể và xác định rõ trách nhiệm của từng người tham gia… Tuy nhiên, quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động NCKH vẫn còn những hạn chế, yếu kém: Thực hiện các đề án, dự án còn chậm tiến độ; việc xin điều chỉnh, thay đổi danh mục biên soạn giáo trình tài liệu so với đăng ký ban đầu khá phổ biến, gây khó khăn trong xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch NCKH, CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức và thực hiện kế hoạch NCKH của GV; phối hợp với Phịng Kế hoạch – Tài chính trong việc giải ngân nguồn kinh phí chưa tốt, chưa kịp thời.

Song song với tổ chức và thực hiện nhiệm vụ NCKH của GV, các cấp quản lý (chủ yếu là cấp Trường) thường xuyên kiểm tra về tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ theo đề cương đã được phê duyệt. Quá trình kiểm tra đã thực sự giúp cho các GV kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót, lệch lạc; giải quyết thỏa đáng những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ NCKH. Tuy nhiên, ở một số đơn vị CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn kiểm tra hoạt động NCKH cịn mang tính hình thức, đối phó với cấp trên; chưa giải quyết triệt để những vướng mắc, khó khăn phát sinh.

Bảng 2.21. Mức độ thực hiện một số nội dung trong quản lý quy trình tổ chức hoạt động NCKH

TT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Điểm TB Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1

Thực hiện phân cấp, phân quyền và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp: Trường, khoa/viện, bộ môn, chủ nhiệm đề tài

7 43 81 64 15 2,18

2 Định hướng, lựa chọn nhiệm vụ

nghiên cứu 8 38 98 55 11 2,11

3 Xây dựng tiêu chí đánh giá đề

xuất đề tài/dự án 5 39 95 52 16 2,14

4

Xây dựng tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài/dự án cấp Trường

4 47 105 44 10 2,04

5 Tổ chức thực hiện kế hoạch NCKH 3 39 103 53 12 2.15 6 Giám sát, định kỳ kiểm tra tiến độ

theo đề cương nghiên cứu 11 29 94 69 7 2.15 7 Đánh giá nghiệm thu kết quả NCKH 10 43 86 55 16 2,11 8 Thủ tục thanh quyết tốn kinh phí 35 95 59 39 17 1,90

Kết quả khảo sát tại Bảng 2.21 cho thấy, mức độ thực hiện các nội dung quản lý quy trình tổ chức hoạt động NCKH của GV đều đạt điểm TB ở mức khá, trong đó nội dung quản lý thủ tục thanh quyết tốn kinh phí có điểm TB thấp nhất là 1,90. Tiếp đến là việc xây dựng tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài/dự án cấp Trường với điểm TB là 2,04, có thể nói đây là một tiêu chí quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động NCKH của Nhà trường.

2.4.4. Quản lý ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học của giảng viên

Theo kết quả khảo sát về công tác quản lý ứng dụng các sản phẩm NCKH (Biểu 2.6), có 53,47 GV và 45,45 CBQL đánh giá mức độ thực hiện ở mức trung bình; 9,72 GV và 7,58 CBQL đánh giá mức độ thực hiện ở mức yếu. Đây thực sự là những con số mang đến cho các cấp quản lý nhiều suy nghĩ để làm thế nào nâng cao hiệu quả ứng dụng sản phẩm NCKH của GV vào thực tiễn bởi hoạt động NCKH của GV chỉ có hiệu quả khi sản phẩm tạo ra được ứng dụng vào trong thực tiễn, đặc biệt là ứng dụng vào trong hoạt động giảng dạy và ứng dụng các sản phẩm đó trong thực tiễn. Hiện nay, quản lý ứng dụng sản phẩm NCKH của GV cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, về tài chính. Nhận thức của một số CBQL, GV về ứng dụng sản phẩm NCKH chưa đầy đủ. Việc công bố, giới thiệu các sản phẩm NCKH chưa kịp thời; xây dựng kế hoạch ứng dụng sản phẩm NCKH chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng sản phẩm NCKH còn bị xem nhẹ.

2.4.5. Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Hoạt động CGCN có vai trị rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy năng lực sáng tạo và nâng cao lợi thế cạnh tranh ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Trách nhiệm của Nhà trường là cần có những chính sách cụ thể và cấp thiết hơn về quyền sở hữu trí tuệ, chính sách hỗ trợ giới thiệu, quảng bá đối với các đề tài, sản phẩm NCKH để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng CGCN, tạo điều kiện cho các GV có động lực nghiên cứu. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện việc hỗ trợ chủ nhiệm đề tài đăng ký bản quyền nhãn hiệu; hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm chỉ đạt ở mức khá với điểm trung bình là 1,90; 1,88 và 1,84. Tuy nhiên qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Phòng KHCN cho biết từ năm 2014 đến năm 2018, hoạt động nghiên cứu, CGCN kết quả NCKH của Trường đã có những bước tiến đáng kể. Hoạt động NCKH của Trường đã có sự gắn kết với các doanh nghiệp, địa phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản, một số kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế sản xuất, có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế và góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước như một số đề tài, dự án:

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Nghiên cứu các thơng số kỹ thuật, xây dựng

quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá dìa tại Khánh Hồ; nghiên cứu một số đặc tính và bảo quản tinh trùng của cá chẽm mõm nhọn; hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hoà; hồn thiện cơng nghệ sản thức ăn cơng nghiệp ni tôm hùm bông và tôm hùm xanh; nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa tại Quảng Ninh; khảo sát một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận và đề xuất biện pháp phịng ngừa, điều trị; hồn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.

Lĩnh vực khai thác thuỷ sản: CGCN lồng bẫy cho các tỉnh Quảng Ngãi,

Nghệ An; nghiên cứu cải tiến lồng bẫy truyền thống tại tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu xây dựng bãi cá nhân tạo tại Ninh Thuận nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh

quan môi trường và nguồn lợi thuỷ sản vịnh Nha Trang; hoàn thiện và CGCN nghề lưới rê hỗn hợp cho đội tàu lưới rê khơi tỉnh Khánh Hoà; nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu thử nghiệm khai thác mực bằng câu vàng tại tỉnh Bến Tre.

Lĩnh vực tàu thuỷ: Thiết kế mẫu tàu cá truyền thống cho tỉnh Ninh Thuận,

Bình Định.

Lĩnh vực môi trƣờng: Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguy cơ xảy ra

tai biến mơi trường tại đầm Ơ Loan, Tuy An, Phú Yên.

Lĩnh vực công nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản: Phân lập, tuyển chọn

và nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi khuẩn biển sinh bacteriocin dùng làm thuốc đa năng trong nuôi trồng hải sản; nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi nang (microencapsulation) để bao gói dầu gấc tinh chế đạt tiêu chuẩn thực phẩm; nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm olygosaccharid (olygochitosan và olygochitin) để bảo quản sau thu hoạch nguyên liệu thuỷ sản đánh bắt xa bờ; đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thuỷ sản khai thác tại Khánh Hòa và các biện pháp đảm bảo chất lượng; nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản, chế biến rong nho (Caulerpa lentillifera) quy mơ cơng nghiệp…

Trường đã có các hợp đồng CGCN như: cơng nghệ sản xuất chitin-chitozan từ phụ phẩm vỏ tôm; CGCN sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng cho tỉnh Ninh Thuận; đào tạo tập huấn CGCN sản xuất giống cá nước ngọt cho các CB thuộc trung tâm giống thủy sản tỉnh Gia Lai; CGCN sinh sản nhân tạo giống và nuôi thương phẩm cá đối mục cho các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình; CGCN sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng cho tỉnh Khánh Hồ, tỉnh Ninh Bình; đóng mới tàu cá, tàu du lịch cho tỉnh Khánh Hòa và các địa phương ven biển.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế kinh tế biển cho các địa phương ven biển (dưới hình thức các hợp đồng CGCN) cịn khiêm tốn so với nguồn lực. Nhà Trường cần tiếp tục hỗ trợ các khoa, viện tiếp cận các địa phương trên cả nước nói chung và các địa phương ven biển nói riêng nhằm tìm kiếm ý tưởng NCKH, tìm thêm nguồn tài trợ cho hoạt động KHCN, thúc đẩy hoạt động CGCN và khuyến khích CB, GV chủ động thực hiện các hợp đồng tư vấn, CGCN.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học của giảng viên

Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạt động NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang chúng tôi đưa ra một số yếu tố chủ quan và khách quan để tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo mức độ từ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều. Kết quả khảo sát tại Bảng 2.22 cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động NCKH của GV, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về yếu tố chủ quan đó là năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý hoạt động NCKH của CBQL các cấp với điểm TB là 3,07. Đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý hoạt động NCKH của GV, CBQL phải là những người đầu đàn trong nghiên cứu, nắm chắc và hiểu sâu mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiên cứu có hiệu quả, là trung tâm thu hút đội ngũ GV. Trong thực tế, những cơ sở nào có bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ CBQL có năng lực quản lý tốt, tâm huyết và có tầm nhìn sẽ huy động được sức mạnh tập thể xong việc xây dựng, tổ chức hiệu quả chiến lược phát triển Nhà trường trong đó có nội dung phát triển hoạt động NCKH của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)