Về hoạt động Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 49 - 50)

2.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học Nha Trang

2.1.9. Về hoạt động Khoa học và Công nghệ

Cùng với hoạt động đào tạo, NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Trường ĐH Nha Trang. Trường ĐH Nha Trang không chỉ hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho cả nước mà còn phấn đấu trở thành trường đại học đa lĩnh vực có uy tín trong đào tạo, NCKH, CGCN, hàng đầu khu vực Đông Nam về lĩnh vực khoa học thủy sản và một số ngành kinh tế biển.

Hoạt động KHCN của Trường ngày càng bám sát chiến lược KHCN của quốc gia, của ngành thủy sản và gắn liền với công tác đào tạo SĐH. Nhiều kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn của nghề cá, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của Trường.

Tư duy mới trong hoạt động KHCN (gắn với cơ sở, địa phương) đã tiếp tục được củng cố và phát triển. Trường đã tham gia tích cực với Sở KHCN và Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Khánh Hịa và các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Bình Thuận,… để triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó chủ yếu là nghề cá, theo yêu cầu của các địa phương và đã mang lại nhiều kết quả tốt.

Công tác NCKH của SV, HV cao học và NCS ngày càng mở rộng và phát triển. Hàng năm, Trường đều tổ chức Hội nghị SV NCKH và gửi cơng trình dự thi Giải thưởng SV Tài năng khoa học trẻ NCKH của Bộ GD&ĐT và Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC của Bộ KHCN.

Trường có nhiều biện pháp đổi mới cơng tác quản lý hoạt động KHCN và có cơ chế giúp các đơn vị KHCN tự chủ hoạt động có hiệu quả. Một số công trình nghiên cứu đã có kết quả tốt và được áp dụng vào thực tiễn, góp phần khẳng định uy

tín của Trường, tạo cơng ăn việc làm cho nhân dân các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Trường đã bước đầu thiết lập được quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh nghề cá trong cả nước. Trường thường xuyên nhận được thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo, nhu cầu đào tạo các bậc học, các ngành học, nhu cầu chuyển giao KHCN trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thủy sản. Nhiều cơ quan, xí nghiệp lớn trong và ngồi ngành thủy sản có quan hệ mật thiết với Trường, cấp học bổng cho SV, tiếp nhận SV mới tốt nghiệp, hỗ trợ SV thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp,...

Hàng năm, Trường ký kết hàng chục hợp đồng KHCN với ngành thủy sản các tỉnh Khánh Hịa, Ninh Thuận, Phú n, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Bến Tre, Đắk Nông, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, ..., chẳng những phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mà còn tạo cầu nối giữa đào tạo, NCKH với thực tiễn sản xuất xã hội.

Trường có mối quan hệ với nhiều Trường và Viện trong cả nước. Cán bộ của các Trường, Viện nói trên thường xuyên tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Nha Trang, hướng dẫn SV, HV cao học, NCS thực hiện đồ án, luận văn, luận án tốt nghiệp. Đối với một số ngành, cán bộ của các Trường, Viện trên còn tham gia vào việc xây dựng khung chương trình, bài giảng, tham gia hội đồng chấm đề tài luận văn, luận án, các khóa đào tạo huấn luyện kỹ thuật viên cho các phịng thí nghiệm và kỹ thuật phân tích hiện đại. Một số chuyên gia của các cơ sở trên còn tham gia viết sách, tài liệu giảng dạy và huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)