Xây dựng cơ chế ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 104 - 108)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

3.2.5.Xây dựng cơ chế ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và

cơng nghệ vào hoạt động thực tiễn

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Hiện nay, hiệu quả ứng dụng sản phẩm NCKH ở nước ta đang là vấn đề nhức nhối đối với các cấp quản lý hoạt động NCKH, của dư luận xã hội, đòi hỏi cần phải giải quyết triệt để bởi thực tế đã chứng minh rằng, nếu khơng có cơng tác ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn thì các kết quả nghiên cứu chỉ là lý thuyết suông, không thể phát huy những ý tưởng sáng tạo, những phát minh, sáng kiến mới được thể hiện trong lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn. Hiệu quả ứng dụng các sản phẩm NCKH của GV vào thực tiễn chính là tiêu chí hàng đầu đối với hoạt động NCKH. Những sản phẩm NCKH được áp dụng trong thực tiễn, nhất là trong hoạt động đào

tạo sẽ khẳng định tính hiệu quả của hoạt động NCKH. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế sử dụng kết quả NCKH của GV vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn của Nhà trường, các cơ quan, doanh nghiệp ngoài Trường là biện pháp quan trọng, trực tiếp giải quyết những hạn chế, bất cập trong quản lý hoạt động NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng tiêu chí ứng dụng sản phẩm NCKH của GV vào thực tiễn gồm nhiều nội dung, tùy thuộc vào từng nhiệm vụ NCKH. Đối với những đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biên soạn giáo trình tài liệu, cần thực hiện nghiêm quy định về công bố, giới thiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, cần phải có kế hoạch, có phương pháp, có hình thức áp dụng sản phẩm NCKH vào trong hoạt động giảng dạy và thực tiễn của Trường, của các đơn vị trong Trường. Đối với các đề án, dự án ứng dụng, để đưa vào sử dụng hiệu quả cần có một cơ chế, chính sách cụ thể về CGCN, bảo đảm kinh phí cho hệ thống hoạt động khi đề án, dự án đã kết thúc; có những quy định, hướng dẫn, chế tài rõ ràng trong quản lý, sử dụng sản phẩm mà đề án, dự án mang lại,...

Có thể thấy rằng, ứng dụng kết quả nghiên cứu chính là một khâu trong q trình NCKH, theo đó hiệu quả ứng dụng thực tiễn là tiêu chí hàng đầu. Các NCKH địi hỏi phải có tính ứng dụng cao, khả thi, có địa chỉ sử dụng rõ ràng. Để xây dựng cơ chế ứng dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Nhà trường phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Tập hợp những cơng trình nghiên cứu đã được tiến hành một cách có hệ thống, theo lĩnh vực nghiên cứu như nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, kỹ thuật tàu thủy... Đánh giá những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá và khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- Tập hợp những đánh giá về khả năng áp dụng vào thực tiễn của các kết quả nghiên cứu theo vấn đề cụ thể.

- Trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch phát triển Nhà trường, phân tích những vấn đề cần phải đổi mới, hoàn thiện về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, những vấn đề

về chất lượng, hiệu quả hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới. Từ đó phân tích và đề ra định hướng cho sự đổi mới, hồn thiện đó, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện định hướng nêu trên.

Để thực hiện các nội dung trên có hiệu quả, các chủ thể quản lý cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu đối với hoạt động ứng dụng sản

phẩm NCKH của GV, từ việc xác định mục tiêu, hình thức, phương pháp ứng dụng, tổ chức lực lượng tham gia ứng dụng, đến cơng tác bảo đảm vật chất, kinh phí, thời gian; có kế hoạch triển khai ứng dụng kết quả NCKH của GV bảo đảm đúng quy trình, nguyên tắc và đạt hiệu quả thiết thực. Việc chỉ đạo, tổ chức ứng dụng kết quả NCKH của GV phải được thể hiện thông qua nghị quyết của Đảng, bảng phân công nhiệm vụ hàng tháng của Hiệu trưởng.

Phát huy vai trò của Phòng KHCN trong việc tham mưu, đề xuất với Ban

Giám hiệu Nhà trường những chủ trương, biện pháp tổ chức nhiệm vụ ứng dụng, đồng thời tiến hành quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị ứng dụng kết quả NCKH của GV, bảo đảm kịp thời, chính xác và hiệu quả. Theo đó, Phịng KHCN tập hợp những cơng trình nghiên cứu đã được tiến hành một cách có hệ thống, theo từng lĩnh vực nghiên cứu đăng trên website của Phòng, đồng thời phối hợp với Phịng Cơng tác chính trị và Sinh viên, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quảng bá các sản phẩm khoa học đến tồn thể cơng chức, viên chức, người lao động và người học trong Nhà trường. Phối hợp với Phòng Hợp tác Đối ngoại, Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ Sinh viên để tổ chức tuyên truyền, quảng bá rộng rãi ra các cơ quan, doanh nghiệp ngoài Nhà trường. Nghiên cứu, nắm vững đặc điểm, nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp và các đối tượng trong Nhà trường để phân phối, điều chỉnh số lượng, quy mô nghiên cứu và ứng dụng kết quả NCKH của GV; làm tốt công tác tư vấn, tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc xác định đối tượng, phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu, tránh chung chung, không rõ địa chỉ ứng dụng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát các đối tượng ứng dụng kết quả NCKH của GV. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các cơng trình, đề tài NCKH cuả GV; xây dựng quy định về việc ứng dụng các cơng trình, đề tài khoa học để thuận lợi cho việc triển khai tổ chức thực hiện.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của các khoa, viện trong việc chỉ đạo, tổ chức

các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kết quả NCKH của GV. Các khoa, viện cần tìm hiểu các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, Nhà trường và nhu cầu của thực tiễn để xác định những vấn đề NCKH của GV theo đúng nhu cầu, làm cơ sở để các khoa, viện tổ chức triển khai ứng dụng đạt chất lượng, hiệu quả cao. Cần tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng các cơng trình nghiên cứu, lựa chọn cách tiếp cận vấn đề khoa học từ thực tiễn, mạnh dạn đề xuất những luận điểm mới, hướng tiếp cận mới, cách lý giải mới về những sự kiện khoa học đang diễn ra trong đời sống hàng ngày. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc quảng bá và ứng dụng các sản phẩm NCKH của GV thông qua các hoạt động giảng dạy, các cựu sinh viên. Thực hiện tốt dân chủ trong sinh hoạt khoa học, tăng cường thảo luận, tranh luận trên diễn đàn, trên báo chí về các vấn đề lý luận và thực tiễn mà từng ngành, chuyên ngành khoa học đang quan tâm; thảo luận, phân tích một cách chính xác về chất lượng các sản phẩm NCKH của GV và giá trị ứng dụng của nó trong thực tiễn để lựa chọn, ứng dụng cho phù hợp.

Đội ngũ GV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu, phấn đấu nỗ

lực hết mình để cho ra đời những sản phẩm NCKH có giá trị ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi Nhà trường. Có trách nhiệm theo dõi, tiếp thu những thơng tin phản hồi của các đối tượng sử dụng khi họ nhận xét, đánh giá về chất lượng cơng trình nghiên cứu của mình, tiếp tục hồn thiện kết quả nghiên cứu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thường xuyên quan tâm giúp đỡ các tổ chức, cá nhân khi họ ứng dụng các sản phẩm NCKH của mình vào thực tiễn. Mỗi GV phải thực sự là một tấm gương, cả trong nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm NCKH.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng văn bản quy định tiêu chí đánh giá sản phẩm NCKH trong đó nhấn mạnh đến khả năng ứng dụng vào thực tiễn đào tạo, sản xuất; quy định tiêu chí có sự tham gia của đối tác ngoài trường; quy định tổ chức hội chợ KHCN của Nhà trường hàng năm mời sự tham dự của các doanh nghiệp; triển lãm các sản phẩm NCKH

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quảng bá các sản phẩm khoa học đến tồn thể cơng chức, viên chức, người lao động và người học trong Nhà trường, các cơ quan, doanh nghiệp ngoài Nhà trường.

- Đảm bảo đủ máy móc, thiết bị thí nghiệm, thông tin, tài liệu, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động NCKH.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư cho các cơng trình có sự liên kết với các doanh nghiệp, các địa phương, nhằm tạo ra các sản phẩm NCKH có chất lượng và sức cạnh tranh cao; khuyến khích các đơn vị tiếp cận, làm việc và xây dựng các chương trình nghiên cứu, ứng dụng các kết quả NCKH theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 104 - 108)