giảng viên trƣờng đại học
cạnh tranh là bằng chứng đánh giá tầm vóc và sức mạnh của mỗi tập thể cũng như mỗi cá nhân: Khả năng cạnh tranh tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng; ngược lại, sẽ dẫn đến tụt hậu, thậm chí suy vong. Điều này hồn toàn phụ thuộc vào sự phát triển nguồn nhân lực khoa học. Nguồn nhân lực khoa học tập trung phần lớn ở các trường ĐH.
- Sự phát triển như vũ bão của KHCN, đặc biệt là công nghệ thông tin; xu hướng giao lưu hội nhập mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới; nhịp độ ngày càng tăng của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra trước mỗi trường ĐH nói chung và đội ngũ GV nói riêng khơng ít thử thách (về đào tạo, NCKH…). Nếu khơng có đội ngũ cán bộ khoa học đủ tầm thì chúng ta khó lịng vượt qua thử thách hồn thành sứ mệnh được giao.
- Cơ chế, chính sách về hoạt động NCKH còn chậm đổi mới, không công bằng, chưa tạo động lực cho lực lượng tham gia hoạt động NCKH cũng là một nhân tố chính ảnh hưởng tới nhiệm vụ NCKH ở các trường ĐH. Chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp, chế độ khuyến khích động viên đối với GV tham gia hoạt động NCKH theo đúng ý nghĩa thực sự coi trọng GD&ĐT cùng với KHCN là quốc sách hàng đầu.
- Việc tách rời hệ thống các viện nghiên cứu mạnh độc lập với hệ thống giáo dục làm ảnh hưởng đến tiềm năng nghiên cứu, các nhà khoa học giỏi trong hệ thống viện nghiên cứu không chọn lựa được đội ngũ trợ lý từ các GV trẻ để hỗ trợ trong việc nghiên cứu cũng như tiếp nhận sự chuyển giao các ý tưởng và kinh nghiệm qua nghiên cứu.
- Phẩm chất đạo đức, ý thức, thái độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH của GV. Người làm khoa học phải trung thành, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc nghiên cứu. Ngồi ra, tố chất lãnh đạo của nhà quản lý cũng rất quan trọng. Nhà lãnh đạo cần phải có tính sáng tạo, có khả năng quyết đốn, sử dụng quyền lực chính xác, khéo léo trong vận dụng các chức năng quản lý hoạt động NCKH để đạt được mục tiêu.
- Năng lực và trình độ quản lý: Hiệu quả quản lý hoạt động NCKH phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ của CBQL, CBQL thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch NCKH của đơn vị, quyết sách, chấp hành và tham mưu, vì vậy địi hỏi cần
phải có năng lực quản lý, trình độ quản lý, khả năng điều phối cơng việc, khả năng kết nối quá trình nghiên cứu với triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Trình độ chun mơn: Đội ngũ GV và CBQL phải có trình độ chun mơn. Trình độ chun mơn trước hết được thể hiện ở bằng cấp, học hàm, học vị. Ngoài ra, cịn thể hiện qua năng lực chun mơn và năng lực nghiên cứu.
- Trình độ cơng nghệ của GV và CBQL hoạt động NCKH: Trình độ cơng nghệ thông tin tác động rất lớn đến hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH. Nếu người làm khoa học am tường công nghệ thông tin, phương tiện giúp làm việc đạt hiệu quả cao trong thời đại cạnh tranh này. Sử dụng thành thạo máy tính, khai thác nhanh chóng các nguồn thơng tin trên mạng, thực hiện giao dịch trực tuyến,… là những kỹ năng mà nhà khoa học cần phải nắm vững để thực hiện công việc chun mơn có hiệu quả.
- Trình độ ngoại ngữ của GV và các bộ phận quản lý hoạt động NCKH: Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, khi tiếng Anh đang thể hiện rõ nét vị thế của một ngơn ngữ tồn cầu, nó là phương tiện cơ bản để lưu trữ và chuyển giao kho tàng tri thức của nhân loại. Nếu không biết tiếng Anh sẽ khiến cho cán bộ khoa học khó cập nhật tri thức mới cũng như tham gia trực tiếp vào nhiều hình thức sinh hoạt khoa học để hịa nhập với môi trường học thuật chung trên toàn thế giới.
- Các điều kiện cho hoạt động NCKH: Điều kiện về cơ sở vật chất với các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu (phịng thí nghiệm, thư viện điện tử, máy tính có nối mạng, máy chiếu, hệ thống âm thanh…) đặc biệt là CBQL và GV phải có phịng làm việc riêng.
- Các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBQL và GV: Các chế độ đãi ngộ phù hợp với đóng góp của đội ngũ nhà khoa học trong sự nghiệp chung của trường ĐH (kinh phí thù lao cho giảng dạy, kinh phí cho các hoạt động NCKH…).
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 của Luận văn đã tập trung tìm hiểu tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề; đi sâu tìm hiểu các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về hoạt động NCKH của GV và quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học. Lý luận về NCKH, quản lý hoạt động NCKH được phân tích chi tiết và làm rõ nhiệm vụ quan trọng của hoạt động NCKH đối với GV. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì mỗi GV phải thực hiện tốt cả nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ NCKH. Quản lý hoạt động NCKH của GV là quản lý những hoạt động triển khai kỹ thuật, bao gồm những hoạt động như quản lý nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin; xây dựng kế hoạch NCKH, các đề tài dự án, triển khai ứng dụng sản phẩm NCKH. Trong nghiên cứu này, quản lý hoạt động NCKH đó là việc quản lý các hoạt động về hoạt động nghiên cứu thông qua việc tham gia trực tiếp vào các cơng trình nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường; các dự án hợp tác trong nước và nước ngoài; hội thảo khoa học cấp trường, quốc tế; viết sách, báo, tạp chí… Hoạt động NCKH là những hoạt động trí tuệ đặc thù, được thực hiện bởi các GV trong môi trường và điều kiện nhất định (môi trường nghiên cứu, trang thiết bị, thời gian, kinh phí, đầu tư về nhân lực, tính chất nghiên cứu…) nên việc quản lý các hoạt động này cũng cần được xem xét một cách toàn diện, các nhân tố khách quan, chủ quan tác động và ảnh hưởng đến quá trình này. Do đó, tăng cường quản lý hoạt động NCKH, đặc biệt là tăng cường sự điều tiết, điều hành trong quản lý hoạt động NCKH để đạt được hiệu quả đích thực là cơng việc vơ cùng quan trọng. Những nội dung trên cơ sở khoa học để tạo tiền đề cho việc đánh giá thực trạng NCKH của GV và quản lý hoạt động NCKH của GV và là cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp với bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động KHCN.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ