Về cơ chế khuyến khích động viên GV nghiên cứu
Nhà trường có cơ chế khen thưởng từ 10-30 triệu đồng/bài báo cho CBVC có bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI, SCI, SCIE, SCOPUS để khuyến khích cơng bố bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trong quy định về xét thi đua, khen thưởng của Trường đã đưa các tiêu chí về kết quả hoạt động NCKH để xét, bước đầu mang lại những tác dụng thiết thực, góp phần thúc đẩy, nâng cao ý thức, trách nhiệm của GV đối với hoạt động NCKH của Nhà trường.
Kết quả khảo sát mức độ thực hiện quản lý nguồn nhân lực NCKH
Qua kết quả khảo sát mức độ thực hiện quản lý nguồn nhân lực (Bảng 2.16) cho thấy, mặc dù Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực NCKH cho đội ngũ GV, tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng mới chỉ đạt được ở mức khá (điểm TB là 2,04). Kết quả thực hiện chính sách thu hút nhân
tài ở mức thấp nhất với điểm TB là 1,93. Trường ĐH Nha Trang nằm xa các thành phố lớn nên gặp khó khăn trong cơng tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao vì vậy Nhà trường cần phải xây dựng chính sách thu hút nhân tài để tăng nguồn nhân lực NCKH cho Trường.
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện quản lý nguồn nhân lực
STT Nội dung quản lý
nguồn nhân lực GV (N=144) CBQL (N=66) Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1
Xây dựng, quy hoạch chiến lược phát triển đội ngũ làm khoa học, lực lượng đầu đàn về NCKH; xây dựng các nhóm nghiên cứu
2,08 1 2,12 1
2
Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực NCKH cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
2,05 3 2,08 2
3 Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng
phương pháp NCKH cho giảng viên trẻ 2,07 2 2,03 3 4 Có chính sách thu hút nhân tài 1,93 4 1,94 4
Điểm TB 2,03 2,04
2.4.2.2. Quản lý các nguồn tài chính của hoạt động NCKH của giảng viên
Hiện nay, cơng tác quản lý nguồn tài chính của hoạt động NCKH của Trường ĐH Nha Trang tuân theo một quy trình gồm các bước như lập dự toán cho hoạt động NCKH hàng năm (theo năm tài chính); duyệt dự tốn; cấp phát; thanh quyết tốn và kiểm tra.
Nguồn tài chính của hoạt động NCKH của Trường ĐH Nha Trang là toàn bộ ngân sách đầu tư cho NCKH, gồm: Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động NCKH và đầu tư cho khoa học; kinh phí của Trường đầu tư cho NCKH; nguồn tài
trợ của các dự án, tổ chức, cá nhân. Kinh phí dành cho các nhiệm vụ KHCN của Trường trong giai đoạn từ năm 2014-2018 đã giảm mạnh do cắt giảm nguồn nhân sách của Nhà nước (Bảng 2.17).
Bảng 2.17. Kinh phí dành cho nhiệm vụ KHCN
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng kinh phí nhiệm vụ khoa
học các cấp (tỷ đồng) 11,621 24,561 15,512 11,920 9,061
Nguồn từ Phịng Kế hoạch - Tài chính, Trường ĐH Nha Trang
Với nguồn kinh phí cịn hạn chế, những tập thể cá nhân được giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ NCKH đã tính toán để sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, khơng để tình trạng thất thốt, lãng phí. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn tài chính cũng chưa đạt được hiệu quả cao, việc phân bổ kinh phí cho các đề tài NCKH cấp trường cịn mang tính bình qn, chưa tập trung cho những đề tài có tính cấp thiết. Việc quản lý kinh phí thực hiện các đề tài NCKH hiện nay rất phức tạp và rườm rà, thủ tục hành chính khó khăn. Chính cơng tác này là một yếu tố làm giảm động lực tham gia NCKH của GV, tiêu tốn thời gian và công sức của GV tham gia đăng ký và thực hiện đề tài. Vì vậy cần phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính, cần thực hiện khoán đến sản phẩm cuối cùng đối với các đề tài cấp Trường, giao quyền tự chủ tối đa cho GV với quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với sản phẩm NCKH của họ. Qua Biểu đồ 2.5 cho thấy việc huy động, sử dụng, quản lý nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH cịn hạn chế, có tới 33,33 CBQL, GV cho rằng mức độ thực hiện ở mức trung bình và yếu. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước ngày càng bị cắt giảm trong khi việc liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH chưa được triển khai để đạt hiệu quả.
Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện việc huy động, sử dụng, quản lý nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH
2.4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH
Nguồn vật lực là toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, phịng thí nghiệm, nhà xưởng nơi nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm; máy móc, thiết bị kỹ thuật phổ thông hay đặc chủng vật tư kỹ thuật chuyên dùng trong hoạt động NCKH; nguyên liệu, vật tư kỹ thuật sử dụng trong thí nghiệm, thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm... Vật lực là một trong bốn nguồn lực đảm bảo cho thành công của hoạt động NCKH. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị phong phú, hiện đại là điều kiện thuận lợi để khoa học phát triển nhanh và ngược lại thiếu vật lực không thể tiến hành bất cứ hoạt động khoa học nào.
Công tác quản lý cơ sở vật chất tại Trường ĐH Nha Trang những năm gần đây đã đi vào nề nếp, phát huy được hiệu quả, là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đào tạo và NCKH của Nhà trường. Nhà trường đã thực hiện phân cấp và phân chia trách nhiệm rõ ràng trong quản lý: Thực hiện theo 3 gồm: Lãnh đạo Trường; Trung tâm Phục vụ trường học (đơn vị trực tiếp quản lý các nhà xưởng, các trại thí nghiệm), Trung tâm Thí nghiệm Thực hành (đơn vị trực tiếp quản lý thiết bị thí nghiệm, thực hành); người sử dụng (CBVC, SV, HV). Bên cạnh việc phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn giữa các cấp, các đơn vị thì Nhà trường cũng có cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, giữa các đối tượng tham gia quản lý.
Trong thời gian qua, số lượng đề tài, dự án các cấp triển khai hàng năm ở Trường đã tăng lên nhất là các dự án hợp tác quốc tế. Thông qua việc thực hiện các
đề tài, dự án đã xây dựng mới phịng thí nghiệm cơng nghệ cao (Bảng 2.18); đầu tư mua sắm được một số máy móc, thiết bị hiện đại, bổ sung nhiều tài liệu, để phục vụ cho công tác NCKH và đào tạo của Trường. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý chưa đồng bộ, nhiều điểm bất hợp lý chưa được sửa đổi trong việc quản lý dẫn đến một số máy móc, thiết bị thí nghiệm đã bị xuống cấp, hư hòng và thất lạc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên đó là:
- Chưa có sự phân định rõ trách nhiệm giữa chủ nhiệm đề tài/dự án, Phòng KHCN, Phòng Kế hoạch - Tài chính trong việc phê duyệt kế hoạch mua sắm và quản lý các tài sản được mua sắm.
- Một số chủ nhiệm đề tài chưa nắm rõ các quy trình, thủ tục mua sắm và quản lý tài sản sử dụng kinh phí từ đề tài, dự án.
- Bộ phận quản lý chưa kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện đề tài, dự án và sau khi đề tài, dự án kết thúc.
Qua tìm hiểu thực tế, một số GV cho rằng cơ sở vật chất phục vụ NCKH của Trường đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng tốt cho hoạt động NCKH, hiệu quả sử dụng các thiết bị hiện đại chưa cao, chưa phát huy hết tính năng của cơ sở vật chất. Công tác hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng các thiết bị chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 2.18. Hệ thống phịng thí nghiệm cơng nghệ cao
TT Tên phịng thí nghiệm Số
lƣợng Diện tích (m2)
1 Phịng thí nghiệm sắc ký 1 86,24
2 Phịng thí nghiệm chuẩn bị mẫu 1 58,8
3 Phịng thí nghiệm quang phổ và mơi trường 1 65,0
4 Phịng thí nghiệm vật liệu mới 1 58,8
5 Phịng thí nghiệm thiết bị lạnh 1 50,0
6 Phịng thí nghiệm thiết bị nhiệt 1 62,4
7 Phịng thí nghiệm sinh học phân tử 1 54,0
8 Phịng thí nghiệm kính hiển vi 1 32,0
9 Phịng thí nghiệm vi sinh 1 65,0
10 Phịng thí nghiệm rửa và khử trùng thiết bị 1 65,0
11 Phịng thí nghiệm ni cấy tế bào 1 10,0
2.4.2.4. Quản lý các nguồn thông tin hoạt động NCKH
Quản lý thông tin NCKH ở trường ĐH Nha Trang là quản lý, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm NCKH, các số liệu điều tra, khảo sát đã được công bố phục vụ cho hoạt động NCKH; tổ chức hội thảo khoa học, duy trì nề nếp sinh hoạt học thuật,… để qua đó cập nhật những thơng tin mới, có giá trị và định hướng nghiên cứu cho giảng viên, CBQL. Việc quản lý, nguồn thông tin hoạt động NCKH được tích hợp chung vào hệ thống thơng tin Thư viện của Trường. Hiện này, Thư viện có 48.767 tên tài liệu và 21.697 tài liệu văn bản, bao gồm bài tạp chí, báo, ảnh, đa phương tiện, sách, giáo trình, bài giảng, khóa luận, luận văn, luận án, kết quả NCKH. Bên cạnh đó, để tăng cường nguồn tài nguyên, Thư viện luôn chú ý tổ chức khai thác tài liệu miễn phí trên mạng, giới thiệu các đường link hữu ích hoặc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nước ngoài. Đến nay Thư viện đã được cấp quyền truy cập vào một số cơ sở dữ liệu như Agora, Hinari, Oxford, onlinelibrary.wiley, IMF, OARE,… Với nguồn tài liệu trên, đến nay đã phủ kín tài liệu chuyên ngành cho gần 700 học phần đào tạo của Trường với tối thiểu từ 01 tài liệu tham khảo chính và 02 tài liệu tham khảo phụ trợ.
Để đa dạng hóa loại hình tài liệu phục vụ tố cho hoạt động NCKH, từ tháng 7/2015 Thư viện triển khai xây dựng bộ sưu tập tạp chí. Hiện đã có 29.3140 bài tạp chí (tiếng Anh và tiếng Việt) và 150 tên tạp chí tiếng Việt, tiếng Anh được đưa vào phục vụ bạn đọc trực tuyến.
Công tác thông tin KHCN tiếp tục phát triển. Tạp chí "Khoa học - Công nghệ Thủy sản" của Trường được xuất bản đều đặn với chất lượng ngày càng được nâng cao, dung lượng lớn hơn, cung cấp những thông tin KHCN hữu ích, chủ yếu về các ngành thuỷ sản và đang từng bước trở thành ấn phẩm có uy tín cao trong lĩnh vực KHCN thủy sản của Việt Nam.
2.4.2.5. Quản lý xây dựng và ban hành các văn bản về hoạt động NCKH
Căn cứ các văn bản quy định về quản lý hoạt động NCKH của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN..., lãnh đạo Nhà trường; Phòng KHCN đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản để từng bước tổ chức, quản lý hoạt động NCKH một cách có hiệu quả, các văn bản như: Quy định về hoạt động khoa học công nghệ; Quy định về quản lý đề tài NCKH cấp Trường; Quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học cơng nghệ các
cấp; Quy trình đề xuất nhiệm vụ khoa học các cấp; Quy định mức chi đối với đề tài KHCN cấp trường và SV; Thơng báo khuyến khích CBVC, SV tham gia NCKH; Quy định đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KHCN; Quy định sử dụng cơ sở vật chất của Trường để thực hiện đề tài, dự án; Quy định về hoạt động sáng kiến cải tiến; Quy định về phát triển ý tưởng khoa học; Quy định về Hội thảo khoa học; Quy định tổ chức Hội thảo về đề tài, dự án KHCN; Quy chế công bố kết quả nghiên cứu đối với các nhiệm vụ KHCN; Quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ;… Hiện nay, Trường có q nhiều văn bản liên quan đến hoạt động NCKH, có những văn bản ban hành đã lâu, chưa kịp thời cập nhật bổ sung các quy định mới của cơ quan cấp trên gây khó khăn cho GV trong q trình tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ NCKH
Để đánh giá mức độ thực hiện việc xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý về hoạt động NCKH của Trường, chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 144 GV và 66 CBQL. Kết quả khảo sát (Bảng 2.19) cho thấy mức độ thực hiện việc xây dựng và ban hành văn bản ở mức khá với điểm TB là 2,17. Việc xây dựng chính sách khuyến khích GV, các chuyên gia trong và ngồi Trường tham gia NCKH có điểm TB thấp nhất là 1,93. Nhà trường cần phải quan tâm tới việc xây dựng chính sách khuyến khích, động viên GV tham gia NCKH tốt hơn nữa.
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện việc ban hành văn bản quản lý NCKH
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện Điểm TB Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt
1 Ban hành hệ thống văn bản quy định
về hoạt động NCKH 6 31 87 66 20 2,30
2
Xây dựng chính sách khuyến khích GV, các chuyên gia trong và ngoài Trường tham gia NCKH
12 61 71 61 5 1,93
3 Chế độ khen thưởng kịp thời đối với giảng
viên đạt thành tích cao trong NCKH 8 35 78 82 7 2,21 4
Quán triệt, phổ biến các văn bản về hoạt động NCKH đầy đủ, kịp thời tới giảng viên
13 25 88 66 18 2,24
2.4.2.6. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH
Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của hoạt động quản lý NCKH. Trường ĐH Nha Trang căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển KHCN của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố; nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội để xây dựng kế hoạch NCKH dài hạn, trung hạn và hàng năm. Phòng KHCN đã phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng các kế hoạch NCKH của Nhà trường. Trong từng loại kế hoạch cũng đã xác đinh được mục tiêu, thời gian, lộ trình, các điều kiện đảm bảo để thực hiện.
Các kế hoạch đề ra cơ bản đều được triển khai theo đúng nội dung, thời gian và hoàn thành theo đúng mục tiêu đã xác định. Tuy nhiên, để đánh giá được mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của Trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 210 GV và CBQL, kết quả khảo sát (Bảng 2.20) cho thấy mức độ xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hoạt động NCKH dài hạn, trung hạn và kế hoạch NCKH từng năm mới đạt ở mức khá với điểm TB tương ứng là 1,95 và 2,16. Nhà trường cần quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch bởi kế hoạch giúp các CBQL có tầm nhìn tổng thể, bao quát, đồng thời xác định được những công việc cụ thể để đưa ra những quyết định chính xác, điều chỉnh và lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm được nhân lực, vật lực, tài chính, song vẫn đạt tới hiệu quả tối đa của hoạt động NCKH.
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch NCKH
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện (N=210) ĐiểmTB Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1
Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển hoạt động NCKH dài hạn (10-20 năm), trung hạn (5- 10 năm)
16 34 106 52 2 1,95
2 Xây dựng kế hoạch hoạch
2.4.3. Quản lý quy trình tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên giảng viên
Quy trình quản lý tổ chức NCKH của GV Trường ĐH Nha Trang gồm 4 giai đoạn: Xây dựng và xét duyệt nhiệm vụ; tổ chức chỉ đạo thực hiện; đánh giá nghiệm thu kết quả; công bố và ứng dụng kết quả.
Giai đoạn xây dựng và xét duyệt nhiệm vụ NCKH: Ở giai đoạn này CBQL hoạt động NCKH phải hình thành được nội dung nhiệm vụ nghiên cứu, xác định được cá nhân và đơn vị chủ trì thực hiện, tổ chức xét duyệt và chính thức ghi vào kế hoạch thực hiện của các đơn vị liên quan. Trong đó bước dự kiến nhiệm vụ nghiên