Kinh phí dành cho nhiệm vụ KHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 71 - 73)

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng kinh phí nhiệm vụ khoa

học các cấp (tỷ đồng) 11,621 24,561 15,512 11,920 9,061

Nguồn từ Phịng Kế hoạch - Tài chính, Trường ĐH Nha Trang

Với nguồn kinh phí cịn hạn chế, những tập thể cá nhân được giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ NCKH đã tính tốn để sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, khơng để tình trạng thất thốt, lãng phí. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn tài chính cũng chưa đạt được hiệu quả cao, việc phân bổ kinh phí cho các đề tài NCKH cấp trường cịn mang tính bình qn, chưa tập trung cho những đề tài có tính cấp thiết. Việc quản lý kinh phí thực hiện các đề tài NCKH hiện nay rất phức tạp và rườm rà, thủ tục hành chính khó khăn. Chính cơng tác này là một yếu tố làm giảm động lực tham gia NCKH của GV, tiêu tốn thời gian và công sức của GV tham gia đăng ký và thực hiện đề tài. Vì vậy cần phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính, cần thực hiện khoán đến sản phẩm cuối cùng đối với các đề tài cấp Trường, giao quyền tự chủ tối đa cho GV với quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với sản phẩm NCKH của họ. Qua Biểu đồ 2.5 cho thấy việc huy động, sử dụng, quản lý nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH cịn hạn chế, có tới 33,33 CBQL, GV cho rằng mức độ thực hiện ở mức trung bình và yếu. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước ngày càng bị cắt giảm trong khi việc liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH chưa được triển khai để đạt hiệu quả.

Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện việc huy động, sử dụng, quản lý nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH

2.4.2.3. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH

Nguồn vật lực là toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, phịng thí nghiệm, nhà xưởng nơi nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm; máy móc, thiết bị kỹ thuật phổ thông hay đặc chủng vật tư kỹ thuật chuyên dùng trong hoạt động NCKH; nguyên liệu, vật tư kỹ thuật sử dụng trong thí nghiệm, thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm... Vật lực là một trong bốn nguồn lực đảm bảo cho thành công của hoạt động NCKH. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị phong phú, hiện đại là điều kiện thuận lợi để khoa học phát triển nhanh và ngược lại thiếu vật lực không thể tiến hành bất cứ hoạt động khoa học nào.

Công tác quản lý cơ sở vật chất tại Trường ĐH Nha Trang những năm gần đây đã đi vào nề nếp, phát huy được hiệu quả, là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đào tạo và NCKH của Nhà trường. Nhà trường đã thực hiện phân cấp và phân chia trách nhiệm rõ ràng trong quản lý: Thực hiện theo 3 gồm: Lãnh đạo Trường; Trung tâm Phục vụ trường học (đơn vị trực tiếp quản lý các nhà xưởng, các trại thí nghiệm), Trung tâm Thí nghiệm Thực hành (đơn vị trực tiếp quản lý thiết bị thí nghiệm, thực hành); người sử dụng (CBVC, SV, HV). Bên cạnh việc phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn giữa các cấp, các đơn vị thì Nhà trường cũng có cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, giữa các đối tượng tham gia quản lý.

Trong thời gian qua, số lượng đề tài, dự án các cấp triển khai hàng năm ở Trường đã tăng lên nhất là các dự án hợp tác quốc tế. Thông qua việc thực hiện các

đề tài, dự án đã xây dựng mới phịng thí nghiệm cơng nghệ cao (Bảng 2.18); đầu tư mua sắm được một số máy móc, thiết bị hiện đại, bổ sung nhiều tài liệu, để phục vụ cho công tác NCKH và đào tạo của Trường. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý chưa đồng bộ, nhiều điểm bất hợp lý chưa được sửa đổi trong việc quản lý dẫn đến một số máy móc, thiết bị thí nghiệm đã bị xuống cấp, hư hòng và thất lạc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên đó là:

- Chưa có sự phân định rõ trách nhiệm giữa chủ nhiệm đề tài/dự án, Phòng KHCN, Phòng Kế hoạch - Tài chính trong việc phê duyệt kế hoạch mua sắm và quản lý các tài sản được mua sắm.

- Một số chủ nhiệm đề tài chưa nắm rõ các quy trình, thủ tục mua sắm và quản lý tài sản sử dụng kinh phí từ đề tài, dự án.

- Bộ phận quản lý chưa kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện đề tài, dự án và sau khi đề tài, dự án kết thúc.

Qua tìm hiểu thực tế, một số GV cho rằng cơ sở vật chất phục vụ NCKH của Trường đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng tốt cho hoạt động NCKH, hiệu quả sử dụng các thiết bị hiện đại chưa cao, chưa phát huy hết tính năng của cơ sở vật chất. Cơng tác hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng các thiết bị chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 71 - 73)