Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 92 - 94)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ

tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới hoạt động KHCN trong trường đại học

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Đây là biện pháp cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động NCKH. Bởi vì nhận thức ln có vai trị trực tiếp chỉ đạo, định hướng cho hành động. Chất lượng và hiệu quả của hành động đều xuất phát từ nhận thức. Mỗi người, dù ở cương vị cơng tác nào khi có nhận thức đúng sẽ có trách nhiệm cao và hành động đúng, có ý chí quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để tiến hành biện pháp này cần thực hiện tốt các nội dung: Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của GV và CBQL về tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới KHCN trong trường ĐH nói chung và vai trị, tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong trường ĐH Nha Trang nói riêng. Hai là, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể quản lý đối với hoạt động NCKH.

Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường:

Thường xuyên quán triệt, giáo dục, tuyên truyền sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển KHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế, phát triển mạnh mẽ KHCN, làm cho KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về hoạt động KHCN trong các cơ sở giáo dục đại học.

Trên cơ sở đó, xác định chủ trương, chỉ đạo hoạt động NCKH của GV sát với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và NCKH của Nhà trường, của Nhà nước; cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm, đường lối về phát triển GD&ĐT và KHCN

thành các quy chế, quy định của Trường. Đây là khâu rất quan trọng, bảo đảm sự quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị chức năng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động NCKH. Hiệu trưởng Nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý hoạt động NCKH; chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT và Đảng uỷ Nhà trường về hoạt động NCKH. Phó Hiệu trưởng phụ trách cơng tác đào tạo có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành hoạt động NCKH của GV khi được Hiệu trưởng phân công hoặc uỷ quyền; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các quyết định của mình. Tuyên truyền các văn bản của Trường quy định về hoạt động NCKH; Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển Trường ĐH Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để GV biết và thực hiện cho toàn thể CBQL và GV trong Trường.

Đối với Phịng Khoa học và Cơng nghệ:

Phối hợp với các đơn vị trong Trường tuyên truyền để cho mỗi GV, CBQL nhận thức rõ vị trí, vai trị của hoạt động NCKH. Đồng thời, phải không ngừng giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công việc cho đội ngũ viên chức trong Phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kịp thời triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ thị, quy định và kế hoạch của cấp trên về hoạt động NCKH để các đơn vị chủ động trong việc giáo dục, quán triệt đến toàn thể GV về nhiệm vụ NCKH, tạo sự thống nhất trong hành động.

Phòng KHCN là cấp trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NCKH của GV, CBQL, do đó cần phải đẩy mạnh quản lý hoạt động NCKH ở đơn vị mình. Cần đề phịng và khắc phục nhận thức khơng đúng về vị trí, vai trị của của hoạt động NCKH đối với việc nâng cao chất lượng GD&ĐT; coi hoạt động NCKH chỉ là điều kiện để tham gia thi nâng hạng chức danh, xét các danh hiệu nhà giáo, xét thi đua,…

Đối với CBQL cấp đơn vị, cấp bộ môn, GV

Xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của bản thân, cùng với đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH được giao. Khi trực tiếp chủ trì hoặc tham gia các nhiệm vụ NCKH cần phát huy trí tuệ, ý thức trách nhiệm; rèn luyện tính tự chủ, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, đạt chất

lượng cao. Liên hệ thường xuyên với các cấp quản lý để giải quyết kịp thời những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ NCKH.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo Nhà trường cùng thống nhất về chủ trương, có nhận thức đúng đắn, chính xác, đầy đủ và toàn diện về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động NCKH. Đây là điều kiện tiên quyết bởi có nhận thức đúng mới tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện hoạt động NCKH có hiệu quả.

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục nhận thức của GV, CBQL về tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới quản lý hoạt động KHCN trong trường ĐH thơng qua các đợt học chính trị đầu năm, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội nghị, hội thảo...Tuy nhiên, cần phải xác định được đặc điểm đối tượng tham gia đó là những người có trình độ cao, có kiến thức và năng lực NCKH, có tư duy hiện đại, có am hiểu về lý luận và thực tiễn để xây dựng nội dung, biện pháp hợp lý mang tính phổ biến và pháp lý.

Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cần phải đi cùng với các chế tài, quy định vừa mang tính khuyến khích, động viên nhưng cũng phải vừa thể hiện tính áp đặt, mệnh lệnh của Nhà trường; cần xây dựng cơ chế ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi, khen thưởng, thi đua đối với đội ngũ GV trong hoạt động NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nha trang trong bối cảnh đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ (Trang 92 - 94)