Kiểm tra đánhgiá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố nam định theo định hướng phát triển năng lực (Trang 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Kiểm tra đánhgiá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực của

TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THCS

1.3.1. Vị trí, chức năng và nguyên tắc của kiểm tra đánh giá

1.3.1.1. Vị trí của kiểm tra đánh giá

Xét trên quan điểm hệ thống, quy trình đào tạo đƣợc xem nhƣ một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp dạy của thầy, phƣơng pháp học của trò và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả của ngƣời học.

Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau theo một sơ đồ cấu trúc nhất định. Đó là sự phân tích nhu cầu của xã hội trên cơ sở triết lý của nền giáo dục và các cơ sở khác mục tiêu của cấp học, bậc học, nghành học đƣợc xác định. Đây là mốc cơ bản để thiết kế chƣơng trình và xác định nội dung đào tạo. Hệ mục tiêu cịn định hƣớng cho việc tìm ra các hình thức tổ chức dạy học phù hợp trong đó ngƣời dạy và ngƣời học tìm đƣợc các phƣơng pháp dạy học tƣơng ứng để đạt mục tiêu. Ta thấy, kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ kiểm tra đánh giá không chỉ cho chúng ta biết q trình đào tạo có đạt mục tiêu hay khơng mà cịn cung cấp các thơng tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động xảy ra trƣớc đó.

Kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh là khâu cuối cùng và rất quan trọng của quá trình dạy học ở các trƣờng phổ thông. Kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh cung cấp thông tin về chất lƣợng sản phẩm đào tạo của trƣờng trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đào tạo và các thơng tin phản hồi hữu ích giúp các nhà quản lý điều chỉnh hiệu quả quá trình đào tạo.

1.3.1.2. Chức năng của kiểm tra đánh giá

* Chức năng định hướng: Đánh giá giáo dục tiến hành trên cơ sở mục

tiêu giáo dục, nó tiến hành phán đoán độ sai lệch giữa hiện trạng thực tế và mục tiêu đề ra trƣớc đó, làm cho khoảng cách ngày càng ngắn hơn. Chính vì vậy

kiểm tra đánh giá là cái đích để ngƣời dạy hƣớng dẫn ngƣời học cùng vƣơn tới, hơn nữa kiểm tra đánh giá giúp nhà trƣờng lập kế hoạch dạy và học để cùng hƣớng tới việc đạt mục tiêu. Kết quả của kiểm tra đánh giá cho phép đề xuất định hƣớng điều chỉnh những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy và học. Nó có tác dụng định hƣớng hoạt động học tập tích cực chủ động của học sinh.

* Chức năng đốc thúc, kích thích tạo động lực:

Thơng qua kiểm tra đánh giá có thể kích thích tinh thần học tập hăng say của ngƣời học. Các kết quả sau mỗi bài kiểm tra sẽ cho học sinh biết đƣợc mức độ nắm kiến thức của bản thân để có hƣớng phấn đấu. Với những học sinh giỏi, KQHT tốt sẽ động viên, kích thích các em hăng say học tập, còn đối với học sinh yếu kết quả sẽ là một minh chứng thôi thúc các em cố gắng vƣơn lên. Nhƣ vậy sẽ tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các đối tƣợng đánh giá.

* Chức năng sàng lọc, lựa chọn:

Trong quá trình giảng dạy ngƣời giáo viên phải tiến hành lựa chọn sàng lọc, phân loại học sinh. Giáo viên có thể dựa trên kết quả kiểm tra đánh giá làm cơ sở để thực hiện điều đó. Việc phân loại này nhằm mục đích giúp ngƣời dạy có chiến lƣợc phù hợp với từng đối tƣợng học sinh cụ thể, điều đó sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy.

* Chức năng cải tiến dự báo:

Nhờ có đánh giá mới phát hiện đƣợc những vấn đề tồn tại trong công tác dạy và học, từ đó tiến hành sử dụng các biện pháp thích hợp để bù đắp những chỗ thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót khơng đáng có. Đó chính là chức năng cải tiến và dự báo của đánh giá. Ví dụ, nhờ có phân tích và nghiên cứu từng khâu, từng bƣớc trong quản lý giáo dục và kiểm tra đánh giá tính chính xác, độ thích hợp của các hoạt động giáo dục, chúng ta mới có thể phán đoán hoặc dự báo các vấn đề hoặc các khâu còn yếu kém trong công

tác dạy và học. Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để tiến tới việc xác lập mục tiêu cải tiến giáo dục.

Nhƣ vậy, kiểm tra đánh giá có bốn chức năng cơ bản, các chức năng ln có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, tùy vào đối tƣợng hình thức, phƣơng pháp đánh giá mà một chức năng nào đó có thể trội hơn.

1.3.1.3. Vai trị của kiểm tra đánh giá

Đối với giáo viên, việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp giáo viên biết đƣợc hiệu quả và chất lƣợng giảng dạy. Thông qua việc KTĐG, giáo viên thu thập đƣợc các thông tin một cách trực tiếp và nhanh nhất. Họ biết đƣợc mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh, những kỹ năng, kỹ xảo học sinh đạt đƣợc và những phần học sinh còn thiếu hụt, cần bổ xung hoàn thiện hoạt động học của mình. Nếu xem chất lƣợng dạy học là “ sự trùng khớp với mục tiêu” thì kiểm tra đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lƣợng quy trình đào tạo.

Trong dạy học ở bậc THCS, kiểm tra đánh giá có vai trị sau:

- Định hƣớng cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò để đạt đƣợc mục tiêu đào tạo. Kiểm tra đánh giá chính là cái đích để ngƣời dạy hƣớng dẫn ngƣời học cùng vƣơn tới và cùng để ngƣời học tùy theo năng lực bản thân tìm cách riêng cho mình hƣớng tới. Ngƣời dạy và ngƣời học biết mình phải đạt đƣợc điều gì và đạt đƣợc bằng cách nào.

- Xác định KQHT của ngƣời học so với chuẩn đề ra và cung cấp cho họ thông báo về sự tiến bộ học tập mà họ có thế dùng để theo định hƣớng quá trình học tập.

- Giúp ngƣời học tự đánh giá những thay đổi của bản thân và động viên họ trong quá trình học. Kiểm tra đánh giá giúp ngƣời học tự đánh giá thành quả học tập và sự tiến bộ trong học tập. Họ biết họ đã đƣợc điều gì và cần phải đạt đƣợc điều gì trong quá trình học tập, và đang ở giai đoạn nào trên con đƣờng tới đích.

- Giúp ngƣời thầy biết đƣợc mức độ học sinh đã nắm đƣợc kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phần họ chƣa hoàn thành và họ cần phải bổ sung, sửa chữa. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, các thuận lợi và khó khăn của ngƣời học trong quá trình học tập để từ đó có biện pháp phù hợp tác động, hƣớng dẫn học sinh hoàn thiện hoạt động góp phần nâng cao kết quả học tập.

- Điều chỉnh hoạt động dạy và học của ngƣời học và ngƣời dạy. Qua KTĐG, học sinh có thể rút kinh nghiệm học tập, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân để đạt đƣợc hiệu quả học tập cao nhất. Giáo viên qua các thơng tin phản hồi của kiểm tra có thể điều chỉnh hoạt động dạy, cải tiến hình thức và phƣơng pháp giảng dạy để hoạt động dạy – học đạt hiệu quả cao nhất.

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá cung cấp thông tin về thực trạng dạy và học trong nhà trƣờng. Giúp nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo. Từ các thơng tin thu đƣợc trong hoạt động KTĐG, nhà quản lý điều chỉnh, cải tiến chƣơng trình, mục tiêu, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy học.

1.3.1.4. Nguyên tắc của kiểm tra đánh giá

Để đảm bảo chất lƣợng của kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra đánh giá KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh nói riêng, quy trình kiểm tra đánh giá phải đáp ứng đƣợc các nguyên tắc sau:

* Tính quy chuẩn:

Kiểm tra đánh giá, dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dạy và học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho ngƣời đƣợc đánh giá phát triển đƣợc. Vì vậy, cần tuân theo những chuẩn mực nhất định. Những chuẩn này đƣợc ghi rõ trong văn bản quy định hoạt động kiểm tra đánh giá phải đƣợc công khai đối với ngƣời đƣợc đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá phải đƣợc xác định rõ về mặt nội dung cũng nhƣ cách thức, thời điểm thực hiện, chỉ có vậy mới tránh đƣợc sự tùy tiện, ngẫu

hứng trong quá trình kiểm tra đánh giá và kết quả mới đảm bảo tính ổn định “nội tại của nó”. Việc kiểm tra đánh giá phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

- Mục tiêu kiểm tra đánh giá ? - Nội dung kiểm tra đánh giá ?

- Tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra đánh giá ?

- Kiểm tra đánh giá bằng phƣơng pháp nào, phƣơng tiện nào ? - Ai kiểm tra đánh giá ?

- Thời điểm kiểm tra đánh giá ? - Địa điểm kiểm tra đánh giá ?

- Quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời đƣợc kiểm tra đánh giá ? - Tính pháp lý của việc kiểm tra đánh giá ?

* Tính khách quan:

Tính khách quan là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết của quá trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, bởi lẽ chỉ khi đảm bảo đƣợc yêu cầu này thì kết quả kiểm tra đánh giá mới có độ tin cậy cần thiết, mới phản ánh đúng những gì muốn đo, muốn đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá khách quan có tác dụng kích thích động cơ và tính tích cực học tập của ngƣời học. Ngƣợc lại, sự đánh giá thiếu khách quan sẽ dễ nảy sinh các tác động xấu, tiêu cực đến tâm lý và hoạt động của ngƣời học, làm giảm hiệu quả đích thực của việc học. Tính khách quan của kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của ngƣời đánh giá, phụ thuộc vào tính quy chuẩn của việc đánh giá và phụ thuộc vào quan điểm, phƣơng pháp và phƣơng tiện đánh giá. Việc vi phạm tính khách quan trong kiểm tra đánh giá do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, trong đó lí do chủ quan cần đƣợc hạn chế một cách triệt để. Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá không những là yêu cầu tự thân của quá trình kiểm tra đánh giá mà còn góp phần tạo nên các yếu tố tâm lý tích cực đối với đối tƣợng đƣợc đánh giá, qua đó thúc đẩy việc phát huy sức sáng tạo của họ.

Tính tồn diện ở đây đƣợc hiểu là đầy đủ các mặt, các khía cạnh về kiến thức, kỹ năng cần đạt đƣợc của quá trình giáo dục đƣợc quy định bởi mục tiêu giáo dục. Mỗi bài thi, kiểm tra đều có trọng tâm kiến thức nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu toàn diện trong kiểm tra đánh giá là cần thiết. Bởi chỉ có thực hiện việc đánh giá toàn diện mới cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về kết quả quá trình giáo dục, nếu đánh giá phiến diện làm giảm hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá. Trong giáo dục, đánh giá tồn diện khơng chỉ xét về mặt số lƣợng mà còn xét về mặt chất lƣợng, không chỉ quan trọng về kiến thức mà còn xét đến kỹ năng, thái độ.

* Tính hệ thống:

Q trình kiểm tra đánh giá cần thực hiện theo kế hoạch, có hệ thống. Kiểm tra một cách có hệ thống giúp thu thập chính xác, đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện. Ngoài ra, với lƣợng thông tin đầy đủ chúng ta sẽ có cơ sở chắc chắn để thực hiện việc điều chỉnh hoạt động giáo dục. Do vậy, chúng ta cần thực hiện kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ. Số lần, hình thức kiểm tra cần phù hợp đảm bảo cho việc đánh giá KQHT của học sinh.

* Tính xác nhận và phát triển:

Tính xác nhận là việc kiểm tra đánh giá phải khẳng định đƣợc hiện trạng của nội dung cần đánh giá so với mục tiêu đánh giá (về mặt định tính và định lƣợng) và nguyên nhân của hiện trạng đó, dựa trên những tƣ liệu khoa học chính xác và các lập luận xác đáng. Tuy nhiên, giáo dục có bản chất nhân đạo và phát triển nên việc kiểm tra đánh giá cũng phải mang tính nhân đạo và phát triển. Tức là phải đảm bảo chức năng phát triển của đánh giá, giúp cho ngƣời học không chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt đƣợc (chức năng xác nhận) mà cịn có niềm tin vào khả năng của mình trong việc tiếp tục phát triển hoặc khắc phục những điểm khơng phù hợp. Nói cách khác, kiểm tra đánh

giátrong dạy học không đơn thuần là phán xét KQHT của ngƣời học mà thực sự là một nội dung của hoạt động dạy học.

Theo Stuffebean và Guber, 5 nguyên tắc chung trong đánh giá KQHT là:

1. Đánh giá là một q trình tiến hành một cách có hệ thống để xác định phạm vi đạt đƣợc của các mục tiêu đã đạt đƣơc đề ra. Vì vậy điều tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì ?

2. Quy trình và cơng cụ đánh giá phải đƣợc lựa chọn theo mục tiêu đánh giá.

3. Để đánh giá cần phải có nhiều cơng cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp.

4. Biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng. 5. Đánh giá chỉ là phƣơng tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó khơng phải là mục đích.

1.3.2. Các hình thức, phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá

1.3.2.1. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Hiện nay trên thế giới khoa học đánh giá ngày càng phát triển các loại hình đánh giá đƣợc phân loại theo các quan điểm tiếp cận.

* Xét theo quá trình học tập sẽ có 4 loại đánh giá tƣơng ứng với đầu vào, quá trình học tập, đầu ra của quá trình dạy học: Đánh giá chẩn đoán, đánh giá từng phần, đánh giá tổng kết và ra quyết định.

Đánh giá chẩn đoán: Theo B.Bloom đánh giá chẩn đoán là một phần thiết yếu của việc giảng dạy có hiệu quả, đảm bảo chắc chắn cho việc truyền thụ kiến thức phù hợp với nhu cầu và trình độ của các học viên. “Chẩn đoán” trong giáo dục không giới hạn ở việc phát hiện ra những khiếm khuyết, thiếu hụt hay tồn tại.

Mục đích của chẩn đốn là vạch một chƣơng trình, trong đó giúp loại bỏ các chƣớng ngại gây cản trở việc học.

Chức năng cốt lõi của chẩn đoán là phát hiện ra những học sinh rơi vào điểm trên hoặc dƣới 0 để các em vào danh sách hƣớng dẫn hoặc dạy dỗ. Đánh giá chẩn đoán đƣợc tiến hành trƣớc khi dạy một chƣơng hay một vấn đề quan trọng nào đó.

Đánh giá theo tiến trình đƣợc tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp nhƣng thông tin ngƣợc để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chƣơng trình một cách vững chắc.

Đánh giá tổng kết tiến hành khi kết thúc mơn học, khóa học bằng những kì thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đề ra. Theo A. Nitko “Đánh giá tổng kết KQHT của học sinh có nghĩa là đánh giá chất lƣợng và giá trị thành tích học tập của học sinh sau khi quá trình học tập đã kết thúc. Việc cung cấp xếp hạng chi tiết trên bản báo cáo là một ví dụ về việc báo cáo đánh giá tổng kết của giáo viên về thành tích của học sinh”. Ngồi ra, tiêu chuẩn khách quan của đánh giá tổng kết là dự kiến mục tiêu dự định, nếu nhƣ mục tiêu không thật sự cầu thị (không thực sự muốn thực hiện) hoặc khó có thể kiểm tra đo lƣờng sẽ ảnh hƣởng đến độ tin cậy của đánh giá tổng kết. [14]

Ra quyết định là khâu cuối cùng của kiểm tra đánh giá. Dựa vào những định hƣớng trong khâu đánh giá. Giáo viên quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh cả lớp về những sai sót đặc biệt hay những thiếu sót phổ biến của lớp mình.

* Xét theo mục tiêu học tập sẽ có hai loại đánh giá là: Đánh giá vì sự học tập của học sinh và đánh giá kết thúc học tập của học sinh.

Đánh giá vì sự học tập của học sinh ( asessment for learning ) diễn ra

trong quá trình học tập vẫn đang đƣợc thực hiện. Đó là đánh giá tiến hành thơng qua việc dạy và học nhằm phán đốn những nhu cầu của học sinh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố nam định theo định hướng phát triển năng lực (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)