Tổ chức thực hiện việc KTĐG KQHTcủa HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố nam định theo định hướng phát triển năng lực (Trang 53 - 55)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá KQHTcủa học sinh cấp THCS

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện việc KTĐG KQHTcủa HS

Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, ngƣời quản lý thực hiện các cơng việc cụ thể về thiết lập bộ máy quản lý, lựa chọn nhân sự, xác định nhiệm vụ và chức năng, thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động; đồng thời có các quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện các nội dung của kế hoạch. Cụ thể:

- Trƣớc hết thành lập ban chỉ đạo về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. Nhiệm vụ chung của ban chỉ đạo bao gồm:

- Giúp Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch xây dựng chƣơng trình đó. - Tổ chức tốt các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh định kỳ, thƣờng xuyên, tổng kết theo hƣớng tiếp cận năng lực,.., phối hợp các lực lƣợng giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Giúp giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở khối, lớp có hiệu quả.

- Giúp Hiệu trƣởng kiểm tra , đánh giá việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở khối, lớp theo hƣớng tiếp cận năng lực .

- Xây dựng, củng cố đội ngũ giáo viên có năng lực thực hiện cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng tiếp cận năng lực

1.4.2.3. Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của HS

Dựa trên các văn bản kế hoạch và công tác tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh theo hƣớng tiếp cận năng lực, Hiệu trƣởng thực hiện việc hƣớng dẫn công việc, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân giáo viên và mỗi bộ phận thực hiện kế

hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo:

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập Kế hoạch kiểm tra. Chọn các phƣơng pháp, hình thức kiểm tra phù hợp: Các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, không chỉ là mục tiêu của môn học mà cịn là mục tiêu của cả chƣơng trình mơn học cho nên phải do nhà quản lý quyết định. Việc chọn lựa phƣơng pháp kiểm tra chính xác sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao chất lƣợng.

- Tổ chức, chỉ đạo, giám sát (Ra đề, coi kiểm tra (thi), chấm bài, lấy điểm, đánh giá - xếp loại).

* Quản lý công tác ra đề kiểm tra: Trƣớc mỗi kì kiểm tra, nhóm

chun mơn thống nhất mục đích, hình thức kiểm tra, ma trận nội dung/bậc nhận thức, năng lực cần đạt đáp ứng mục đích kiểm tra. Đề kiểm tra phải phù hợp với đối tƣợng đƣợc kiểm tra và phải phân loại đƣợc năng lực nhận thức của học sinh.

* Quản lý công tác coi thi (kiểm tra): Công tác coi kiểm tra là việc giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của giáo viên đối với từng lớp học, về thái độ tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong mỗi giờ kiểm tra.

* Quản lý công tác chấm bài thi (kiểm tra): Chấm thi (kiểm tra) là công việc thƣờng xuyên của giáo viên phổ thông, chấm thi đó là việc xác nhận ý kiến trả lời của học sinh về câu hỏi đạt đƣợc theo một thang điểm nhất định. Quản lý công tác chấm thi tốt sẽ tránh đƣợc các hiện tƣợng cho khống điểm trong giáo dục.

- Sử dụng kết quả KTĐG để theo dõi và thúc đẩy, hỗ trợ sự tiến bộ của học sinh. Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá phải chỉ ra đƣợc những điểm mạnh và những điểm yếu của ngƣời học, đồng thời phải chỉ ra đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của các đối tƣợng liên quan nhƣ: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý.

- Sử dụng kết quả kiểm tra vào việc điều chỉnh phƣơng pháp dạy của giáo viên và phƣơng pháp học tập của học sinh, cũng nhƣ điều chỉnh mục tiêu dạy học và giáo dục.

Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh trong việc kiểm tra đánh giá, trên cơ sở đó để giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình. Căn cứ vào đó Ban Giám Hiệu nhà trƣờng theo dõi đôn đốc nhắc nhở việc học của trò và giảng dạy của thầy. Giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho phụ huynh học sinh KQHT rèn luyện của học sinh tại lớp.

- Đánh giá tồn bộ quy trình kiểm tra đánh giá: Đây là bƣớc cuối cùng trong quy trình kiểm tra đánh giá. Nhà trƣờng thơng qua các buổi họp chun mơn phải có đánh giá, nhận xét việc thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá đối với từng mơn, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện. Từ đó, sẽ đƣa ra những vấn đề cần chỉnh sửa (kế hoạch, chính sách, quy trình, …) giúp cho các lần thực hiện tiếp theo sẽ có kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố nam định theo định hướng phát triển năng lực (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)